Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Phòng chống bệnh sốt rét

Phòng chống bệnh sốt rét

1. Định nghĩa: Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và lây truyền chủ yếu là do muỗi Anopheles. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm.

 –  Ký sinh trùng sốt rét gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững. Bệnh lưu hành địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có thể gây thành dịch, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể phòng chống được.

– Ở nước ta hiện nay, bệnh lưu hành chủ yếu ở Miền Trung – Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Nhiều tỉnh miền Bắc, miền Nam đã loại trừ sốt rét, tuy nhiên vẫn có trường hợp mắc bệnh sốt rét ngoại lai do đi làm việc, công tác, du lịch ở vùng có sốt rét lưu hành về.

2. Tác nhân gây bệnh:

– Có 5 loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét thuộc họ Plasmodium) ở người gồm: vivax, P.falciparum (đây là 2 loài nguy hiểm)P.malariaeP.ovale (2 loài ít nguy hiểm hơn) và P. knowlesi (chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, chủ yếu trên khỉ nhưng cũng có thể gây bệnh sốt rét nặng cho người).

– Riêng Việt Nam có 3 loại: P. falciparum,P.vivax và P.malariae. Những ký sinh trùng này truyền bệnh thông qua vật chủ trung gian là muỗi Anophen (Anopheles)

– Trên thế giới có khoảng 422 loài Anophen (Anopheles) nhưng chỉ có khoảng 70 loài truyền bệnh sốt rét, trong đó khoảng 40 loài là muỗi truyền bệnh chính. Ở Việt Nam có 15 loài Anophen (An.) truyền bệnh, trong đó có 3 loài truyền bệnh chính: An.minimus, An.dirus, An.epiroticus và 12 loài truyền bệnh phụ: An.aconitus, An.jeyporiensis, An.maculatus, An.subpictus, An.sinensis, An.campestri, An.vagus, An.indefinitus. Muỗi An.dirus phát triển mạnh vào mùa mưa, phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam. Muỗi An.epiroticus sinh sống ở ven biển nước lợ Nam Bộ. Muỗi An.minimus phân bố ở vùng rừng núi đồi dưới 1.000 mét, phát triển mạnh vào đầu và cuối mùa mưa. Khi muỗi chích và hút máu người bệnh sốt rét thì hút theo giao bào đực và cái của ký sinh trùng sốt rét. Thời gian từ cơn sốt đầu tiên đến khi xuất hiện giao bào trong máu từ 2-3 ngày với P.vivax, P.malariae, P.ovale, từ 7-10 ngày với P.falciparum

3. Triệu chứng:

– Bệnh sốt rét có các triệu chứng chung như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, thở nhanh, nhịp tim nhanh, ho, mệt mỏi, đau cơ khớp, tiêu chảy. Những triệu chứng ban đầu này thường không đe dọa tính mạng người bệnh. Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

– Nếu như sốt điển hình thì người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn: Rét run – sốt – vã mồ hôi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sốt rét có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng, với dấu hiệu sốt rét như sốt cao liên tục, rối loạn ý thức (mơ sảng, nói lẩm bẩm, ngủ li bì), rối loạn tiêu hóa (ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng), đau đầu dữ dội, nhìn lờ đờ, da tái xanh,…

– Ngoài ra, người bệnh thiếu máu nặng, suy thận, phù phổi cấp, hạ đường huyết, sốc, xuất huyết, co giật toàn thân, vàng da, sốt cao,… Sốt rét ác tính nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao.

3. Chẩn đoán

– Bệnh sốt rét bằng các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Trường hợp bệnh sốt rét xác định khi có ký sinh trùng sốt rét trong máu được xác định bằng xét nghiệm lam máu nhuộm Giemsa hoặc xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên hoặc kỹ thuật sinh học phân tử.

Hiện nay, khoa Huyết học – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã và đang triển khai những kỹ thuật xét nghiệm này nhằm mục đích giúp chẩn đoán sớm bệnh phục vụ cho công tác điều trị tích cực cho bệnh nhân mắc sốt rét.

 Việc phát hiện sớm bệnh sốt rét không chỉ giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế số ca tử vong mà còn giúp cộng đồng kiểm soát sớm nguồn bệnh. Riêng việc điều trị, người bệnh được diệt giao bào nhằm cắt cơn sốt rét kết hợp với chống lây lan; đồng thời diệt ký sinh trùng P.vivax, P.ovale dạng thể ngủ trong gan.

 4. Phòng bệnh

Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt rét, cần tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét để huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét, tập trung vào các nội dung chính sau:

– Bệnh sốt rét do muỗi truyền, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

– Ngủ màn kể cả ở nhà, nhà nương rẫy hoặc ngủ trong rừng.

– Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi, xoa kem xua muỗi,

mặc quần áo dài buổi tối…

– Phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước.