Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

  Tại Khoa phục hồi chức năng Bệnh viện HNĐK Nghệ An có chức năng điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho tất cả bệnh nhân nội trú cho các bệnh nhân ở Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ

 Khoa có thế mạnh là các kỹ thuật thế mạnh về Phục hồi chức năng, phục hồi chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các trường hợp mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp, thần kinh cột sống, chấn thương sọ não, đột quỵ não nhằm tăng cao tỷ lệ thành công ca điều trị, hạn chế tái phát đến mức thấp nhất và đẩy nhanh quá trình chữa trị trong thời gian ngắn.

  Bệnh viện có trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình trị liệu đạt tỷ lệ thành công cao, giúp cơ xương khớp, thần kinh cột sống có thể phục hồi chức năng và khả năng vận động. Tập trung nhiều bác sĩ giỏi, tay nghề cao, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, rất tận tình trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng thực hiện quá trình trị liệu và phục hồi chức năng cho kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu và sự mong muốn của bệnh nhân.

I.Mục tiêu

-Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát.

-Giúp người khuyết tật thực hiện tối đa chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp đã bị giảm hoặc mất.

-Tạo cho người khuyết tật có cuộc sống tự lập tối đa.

-Giúp người khuyết tật hòa nhập với gia đình, xã hội và hoạt động nghề nghiệp.

II.Nguyên tắc

Đánh giá đúng tình trạng khuyết tật và sức khỏe của người bệnh để có chỉ định tập luyện phục hồi đúng lúc, đúng mức phù hợp với từng người bệnh để có kết quả phục hồi tốt nhất.

Phục hồi sớm, song song với quá trình điều trị để giúp người bệnh chóng phục hồi sức khỏe, tránh được các thương tật thứ cấp và rút ngắn thời gian điều trị cũng như phục hồi ở giai đoạn sau.

III.Các hình thức phục hồi chức năng:

  Trên thực tế, có 3 hình thức chủ yếu để phục hồi chức năng, đó là thực hiện tại các trung tâm hoặc khoa phục hồi chức năng, tại nhà và trong cộng đồng. Tại mỗi nơi thường có các biện pháp tiến hành khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ kết hợp nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Vật lý trị liệu:Mục đích của biện pháp này là giúp các cơ quan, bộ phận tổn thương có thể phục hồi chức năng bằng cách áp dụng một số kỹ thuật và các máy phục hồi chức năng, có tác dụng giảm đau, chống sưng và kích thích khả năng tự phục hồi dựa vào quá trình sinh hóa của cơ thể.
  • Vận động trị liệu:Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình phòng bệnh – chữa bệnh – phục hồi chức năng. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân thực hiện một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc dựa vào một số loại máy móc chuyên dụng để các cơ – xương – khớp phục hồi khả năng hoạt động, tránh bại liệt, tàn phế. 
  • Tâm lý trị liệu:Đây là biện pháp giúp người bệnh loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực, lấy lại sự thư giãn, thoải mái, đầu óc tỉnh táo và làm việc có hiệu quả hơn. Việc này sẽ làm quá trình phục hồi chức năng có tỷ lệ thành công cao hơn.
  • Hoạt động trị liệu:Đây là phương pháp nhằm hỗ trợ và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe tốt, có thể tự chăm sóc bản thân, tìm được công việc thích hợp, tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao tốt cho sức khỏe, nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Biện pháp này có thể thực hiện tại nhà hoặc bên ngoài cộng đồng.
  • Ngôn ngữ trị liệu:Là biện pháp giúp người bệnh (trẻ em, người bị tai biến) nói rõ ràng, nói rành mạch nếu gặp tình trạng chậm nói, nói ngọng. Trong một số trường hợp có thể hỗ trợ tập viết, sử dụng tay để thực hiện thủ ngữ (bé bị khuyết tật câm điếc hoặc biến chứng sau tai biến), dạy chữ nổi cho người khiếm thị,… nhằm phục hồi khả năng giao tiếp bị mất.