Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Phục hồi chức năng rối loạn nuốt cho bệnh nhân

Phục hồi chức năng rối loạn nuốt cho bệnh nhân

  1. Mục đích

     Quy trình này hướng dẫn kỹ thuật tập nuốt (có sử dụng máy) của kỹ thuật viên đối với người bệnh có chỉ định điều trị bằng kỹ thuật tập tập nuốt (có sử dụng máy)

  1. Phạm vi áp dụng

     Quy trình này được áp dụng tại các khoa Vật lý trị liêu- Phục hồi chức năng

  1. Trách nhiệm

– Bác sỹ hoặc Kỹ thuật viên VLTL-PHCN và những người được hướng dẫn thành thạo được đào tạo chuyên khoa là người thực hiện kỹ thuật tập nuốt (có sử dụng máy) cho bệnh nhân có trách nhiệm tuân thủ đúng quy trình.

– Phụ trách khoa hoặc điều dưỡng trưởng có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ quy trình tại khoa

– Cán bộ quản lý chất lượng có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn và giám sát thực hiện quy trình.

– Phòng điều dưỡng có trách nhiệm lưu trữ tài liệu

  1. Định nghĩa và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa.

– Tập nuốt là sử dụng kỹ thuật tập cho các cơ nuốt ở người bí khó nuốt

– Khó nuốt còn được gọi là chứng khó nuốt. Đó là một triệu chứng của vấn đề tại họng hay thực quản làm cản trở việc di chuyển thức ăn và các chất lỏng từ miệng đến dạ dày

– Chứng khó nuốt có thể xảy ra cho bất cứ ai, phổ biến nhất ở người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người có vấn đề về não hoặc hệ thống thần kinh

4.2. Chữ viết tắt

– QTKT: Quy trình kỹ thuật

– K.đạt: Không đạt

– NB: Người bệnh

– KTV: Kỹ thuật viên

– HSBA: Hồ sơ bệnh án

– VLTL-PHCN: Vật lý trị liêu- Phục hồi chức năng

  1. Chỉ định và chống chỉ định

5.1. Chỉ định:

– Sau phẫu thuật hoặc xạ trị vùng miệng, hầu, thực quản

– Bệnh lý sọ não có gây rối loạn nuốt do: Tai biến mạch máu não hoặc chấn thương sọ não

– Bệnh lý dây thần kinh vận động do: Bại liệt hoặc Viêm đa dây đa rễ

– Bệnh Parkinson

– Xơ cột bên teo cơ

5.2. Chống chỉ định

– NB đang hôn mê, lơ mơ

– Viêm đường hô hấp trên, dưới

– Xuất tiết nhiều đờm dãi

  1. Thiết bị và vật tư

– Máy tập nuốt

– Dây điện cực

– Khăn bông (dùng để choàng trên người)

– Nước sạch

– Cốc đựng nước và thìa sâu lòng

  1. Các bước thực hiện
TT Nội dung các bước Yêu cầu
1 KTV rửa tay, đội mũ Rửa tay đúng quy trình

Mũ che kín tóc

2 Chuẩn bị dụng cụ Máy móc, phụ kiện đầy đủ, ngay ngắn, hoạt động tốt, cốc nước sạch, thìa sâu lòng, đảm bảo an toàn cho người bệnh và người sử dụng
3 Chuẩn bị HSBA, phiếu điều trị Có xem HSBA, có phiếu điều trị
4 Chuẩn bị NB Thông báo, giải thích để NB yên tâm hợp tác.

Tư thế NB thoải mái, thuận tiện cho thao tác và theo dõi

5 Sát khuẩn tay nhanh Thực hiện đúng quy trình
6 Đặt và cố định điện cực theo dõi Thực hiện đúng chỉ định

Điện cực theo dõi không bị tuột, đảm bảo tiếp xúc tốt

7 Tiến hành –         Tư thế: NB ngồi ở tư thế đầu cao 300 – 900, gối kê sau đầu, choàng khăn ăn trước ngực, duy trì tư thế tập nuốt thoải mái

–         Đo điện cơ bề mặt để xác định ngưỡng nuốt của người bệnh qua đó cài đặt thông số phù hợp

–         Thực hiện hoạt động nuốt mệnh lệnh đơn giản như: Há mồm ra nào, ngậm mồm lại và nuốt)

Chú ý: Giao tiếp ghép câu từ đúng chuẩn mực kèm theo các mệnh lệnh)

–         Căn cứ theo chu kỳ hoạt động của máy để cho từng thìa với một lượng nước vừa phải phù hợp với khả năng nuốt của người bệnh

8 Theo dõi NB –         Theo dõi phản ứng của người bệnh trong quá trình tập nuốt

–         Thường xuyên kiểm tra hiệu quả nuốt của người bệnh qua màn hình theo dõi

9 Hết giờ tắt máy bằng tay hoặc tự động Đủ thời gian theo quy định

 

10 Tháo điện cực, hỗ trợ người bệnh ra khỏi khu vực điều trị rửa tay Tháo nhẹ nhàng

Người bệnh ra khỏi khu vực điều trị an toàn

11 Thu dọn dụng cụ, rửa tay Dụng cụ thu dọn gọn gàng

Thực hiện đúng quy trình rửa tay

12 Ghi chép hồ sơ bệnh án Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu kiểm soát điều trị

 

  1. Theo dõi và xử lý tai biến

8.1. Theo dõi trong khi tập

– Theo dõi hoạt động của máy

– Theo dõi đánh giá khả năng đáp ứng và thực hiện bài tập của NB

– Khả năng đáp ứng hay mệt mỏi trong quá trình tập luyện

8.2. Tai biến và xử trí.

– Điện giật: Xử trí cấp cứu điện giạt

– Khi NB ho, phải tạm dừng tập, để NB được nghỉ ngơi rồi mới tập lại, nếu NB cứ ho mãi thì phải hoãn lại thời gian dài mới có thể cho tập lại

– Khi bị sặc, phải giúp NB tống hết nước ra khỏi miệng

Một số hình ảnh nhân viên y tế hướng dẫn, thực hiện trên bệnh nhân