Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị viêm gân bám mỏm trên lồi cầu ngoài
– Giảm đau: Tùy theo thể trạng từng bệnh nhân chỉ định các loại thuốc để giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm tại chỗ và giãn cơ.
– Phục hồi các hoạt động chức năng của khuỷu, cánh tay, bàn tay.
– Nếu điều trị nội khoa và phục hồi chức năng không cải thiện tình trạng thì nghĩ đến chỉ định phẫu thuật.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng viêm mỏm trên lồi cầu ngoài
2.1. Nghỉ ngơi và tập luyện đóng vai trò quan trọng quyết định khỏi bệnh:
Điều chỉnh các động tác của khuỷu, cẳng tay, bàn tay, cổ tay khi làm việc, trong sinh hoạt để tránh các động tác đột ngột, quá mức. Cố định bằng đai chun cổ tay, khuỷu tay. Tập luyện các bài tập mạnh cơ và kéo giãn các cơ bị ảnh hưởng, cường độ tập đến mức độ căng không gây đau.
2.2. Nhiệt trị liệu
– Điều trị nhiệt vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay: Có thể chọn một trong các phương pháp nhiệt sau: hồng ngoại, parafin, sóng ngắn.
+ Điều trị bằng sóng ngắn:
2.3. Điện phân dẫn thuốc
2.4. Siêu âm
Có thể sử dụng dòng liên tục hoặc xung, có thể dùng siêu âm dẫn thuốc chống viêm giảm đau dạng mỡ như Voltaren emulgel…
2.5. Điều trị bằng sóng xung kích
2.6. Điều trị bằng điện xung
2.7. Vận động trị liệu
– Cần vận động sớm ngay sau giai đoạn viêm cấp để duy trì tầm vận động của khớp, hạn chế mức độ teo cơ và co rút cơ.
– Trước khi cho người bệnh tập vận động cần phải điều trị bằng nhiệt.
– Nếu cơ yếu cần phải có sự trợ giúp của KTV.
– Khi triệu chứng đau giảm cần tập với lực đề kháng để làm tăng sức mạnh của cơ: lực cơ đề kháng có thể là KTV, trọng lực chi thể, dụng cụ (lò xo tập, lực tạ…).
– Cần gia tăng lực đề kháng cho thích hợp đối với từng người bệnh.
– Tập gồng cơ (co cơ tĩnh) là phương pháp duy trì lực cơ có hiệu quả trong những trường hợp bất động khớp.
– Sau chương trình điều trị tại khoa VLTL-PHCN cần có chương trình hướng dẫn cụ thể cho người bệnh tập luyện tại nhà.
* Các bài tập phục hồi chức năng viêm gân bám mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay:
2.7.1. Bài tập 1: Kéo giãn nhóm cơ duỗi cổ tay
Duỗi thẳng khuỷu tay bệnh, cẳng tay sấp, cổ tay gấp 90°, dùng tay còn lại nắm mặt mu bàn tay của tay bệnh, tác động một lực nhẹ tăng dần về phía sau sao cho cảm thấy căng các cơ duỗi ở cẳng tay, giữ 15-20 giây. Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
2.7.2. Bài tập 2: Kéo giãn nhóm cơ gấp cổ tay
Duỗi thẳng khuỷu tay bị đau, cẳng sấp, cổ tay duỗi 90°, dùng tay còn lại nắm mặt lòng bàn tay của tay bệnh, tác động một lực nhẹ tăng dần về phía sau sao cho cảm thấy căng các cơ duỗi ở cẳng tay, giữ 15-20 giây. Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
2.7.3. Bài tập 3: Bài tập co cơ ly tâm các cơ mỏm trên lồi cầu ngoài
Tựa cẳng tay lên bàn, tư thế sấp. Bàn tay cầm tạ 1-2kg, dùng tay khỏe hỗ trợ tay bệnh duỗi cổ tay đến cuối tầm. Sau đó tay khỏe ngừng hỗ trợ, tay bệnh từ từ hạ thấp tạ về tư thế gấp, càng chậm càng tốt. Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
2.7.4. Bài tập 4: Tập với Flex Bar
– Bước 1: Tay bệnh nắm đầu dưới FlexBar trong tư thế duỗi tối đa (trong hình tay bệnh là tay phải).
– Bước 2: Tay lành nắm đầu trên FlexBar, lòng bàn tay hướng về phía trước
– Bước 3: Dùng tay lành xoắn FlexBar sao cho cổ tay bên lành về vị trí gấp tối đa, trong khi cố định đầu dưới bằng tay bệnh như ở vị trí ban đầu.
– Bước 4: Giữ nguyên tư thế cổ tay hai bên, từ từ duỗi thẳng khuỷu hai bên, giơ hai tay về phía trước.
– Bước 5: Từ từ thả lỏng cổ tay bên bệnh, cố định bên lành. Lực xoắn của FlexBar sẽ làm cổ tay bệnh từ vị trí duỗi tối đa thành gấp tối đa. Giữ vị trí này 10-15 giây.
Với bài tập này, bệnh nhân cần thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
2.7.5. Bài tập 5: Tập Grip Strength
Người bệnh sử dụng bóng cao su nắm vừa trong lòng bàn tay phía tay bị bệnh. Bóp quả bóng cao su, giữ 1 giây, sau đó từ từ thả lỏng. Với bài tập này, người bệnh cần thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
3. Tiến triển và biến chứng:
Bệnh lành tính, có một số trường hợp tự hồi phục không cần điều trị. Tuy nhiên đa số các trường hợp tiến triển kéo dài nhiều tuần có thể nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tình trạng viêm mạn tính hoặc có thể khỏi rồi lại tái phát, lâu dài dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt.
4. Theo dõi và tái khám:
– Các chỉ số theo dõi: Tình trạng đau, các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày người bệnh.
– Tái khám 1 tháng/lần sau đợt điều trị đau cấp, sau đó 3 tháng/lần.
Khoa Phục hồi chức năng- Tầng 4 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
“Để đặt lịch khám và tìm hiều thông tin, xin vui lòng liên hệ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Km5, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An.
Số điện thoại đặt lịch khám: 1900. 8082 hoặc 0866.234.222, Thời gian đặt hẹn: 7h – 19h Thứ 2 đến thứ 6.
Số điện thoại khoa Phục hồi chức năng : 0378.208.602
Website: https://bvnghean.vn”
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN