Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

KHOA DỊ ỨNG HÔ HẤP – BỆNH VIỆN HNĐK NGHỆ AN

I. Đại cương bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

  1. Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Sau đây gọi theo tên Quốc tế là COPD) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây BPTNMT. Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Những người bị COPD phải cố gắng nhiều hơn để thở, điều này có thể dẫn đến khó thở và/ hoặc cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn sớm của bệnh, những người mắc COPD có thể cảm thấy khó thở khi tập thể dục. Khi bệnh tiến triển, có thể khó thở khi thở ra hoặc thậm chí khi hít vào.

  1. Các yếu tố nguy cơ: Nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là khói thuốc lá, có một số yếu tố khác có thể gây ra phơi nhiễm môi trường và yếu tố di truyền (Hen phế quản hoặc tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản; hoặc thiếu alpha-1 antitrypsin). Ví dụ, tiếp xúc nhiều với bụi tại nơi làm việc, hóa chất và ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời (bao gồm khói củi hoặc chất đốt sinh khối) có thể góp phần gây ra COPD.
  2. Phân loại mức độ của COPD:

Phân nhóm ABCD (theo GOLD 2022) chủ yếu dựa vào:

+ Mức độ triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh (mMRC, CAT).

+ Nguy cơ đợt cấp (tiền sử đợt cấp/năm, mức độ nặng đợt cấp).

COPD nhóm A – Nguy cơ thấp, ít triệu chứng

COPD nhóm B – Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng

COPD nhóm C – Nguy cơ cao, ít triệu chứng

COPD nhóm D – Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng

  1. Làm thế nào để nhận biết mắc COPD:

Các triệu chứng phổ biến của COPD bao gồm khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất, ho, khò khè, mệt mỏi và khạc đờm dai dẵng. Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn. Một số người mắc COPD sớm có thể không nhận biết được các triệu chứng của bệnh này. Những người có các yếu tố nguy cơ mắc COPD nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và làm các cận lâm sàng chẩn đoán bệnh như chụp X-quang tim phổi; đo chức năng hô hấp; …

II. Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần được quản lý và điều trị bệnh một cách bài bản và khoa học. Điều này không chỉ giúp cho bệnh nhân cải thiện các triệu chứng ho, khó thở mà còn hạn chế việc mất chức năng phổi do không điều trị thường xuyên.

  1. Điều chỉnh thói quen sống:
  • Ngừng tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc…
  • Người đang hút thuốc phải bỏ hút thuốc. Đã có thuốc và các phương pháp điều trị khác để giúp điều trị việc nghiện nicotine và giúp bỏ thuốc lá.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh. Giảm cân nếu có thừa cân. Vệ sinh mũi họng thường xuyên. Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp (cúm và viêm phổi…) là một trong các yếu tố nguy cơ gây đợt cấp COPD. Việc tiêm phòng vắc xin có thể làm giảm các đợt cấp nặng và giảm tỷ lệ tử vong:

+ Tiêm phòng vắc xin cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm cho các đối tượng mắc BPTNMT.

+ Tiêm phòng vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và được khuyến cáo ở bệnh nhân mắc BPTNMT giai đoạn ổn định.

  1. Điều trị thuốc:

Người bệnh cần phải hiểu rõ: Thuật ngữ “mạn tính” trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có nghĩa là bệnh không điều trị khỏi hoàn toàn. Các triệu chứng của COPD đôi khi được cải thiện khi người bệnh ngừng hút thuốc; dùng thuốc thường xuyên, và/ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi. Tuy nhiên, những vùng phổi đã bị tổn thương trước đó sẽ không thể phục hồi hoàn toàn như bình thường. Do đó, COPD là một bệnh cần điều trị suốt đời. Khó thở và mệt mỏi không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng mọi người có thể cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống nếu tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị bệnh.

  1. Thuốc điều trị cắt cơn:

Là những thuốc có tác dụng nhanh, thời gian duy trì tác dụng ngắn, được sử dụng khi người bệnh có các triệu chứng ho, khó thở tăng lên cấp tính.

  • Khí dung (Combivent, Ventolin): Sử dụng liều từ 5 mg (1 nang)/ lần khí dung.
  • Bình xịt (Berodual, Ventolin hay 1 số sản phẩm tương tự trên thị trường): Sử dụng khi khó thở, xịt 1-2 nhát.

    Lưu ý: Thuốc cắt cơn không phải là thuốc điều trị chính, người bệnh cần phối hợp thuốc điều trị dự phòng để giảm các đợt cấp và duy trì chức năng phổi ổn định. Không lạm dụng sử dụng thuốc khí dung khi không được bác sĩ chỉ định.
    2. Thuốc điều trị dự phòng:

Là những thuốc có tác dụng chậm, thời gian tác dụng kéo dài, được sử dụng để giảm các đợt cấp và duy trì chức năng phổi ổn định.

Tùy vào mức độ bệnh, điều kiện kinh tế của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn thuốc điều trị dự phòng phù hợp. Trên thị trường hiện tại có một số loại thuốc như sau:

Symbicort 160/4,5 mcg (Thường dùng chế phẩm loại 60 liều hoặc loại 120 liều): Sử dụng: ngày hít 2 lần, sáng 1 nhát, tối 1 nhát; ngoài ra khi khó thở tăng cấp tính có thể  hít 1 nhát để cắt cơn. Súc họng bằng nước muối sinh lý sau 10 phút dùng thuốc. Duy trì thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày.

Seretide evohaler ( Thường dùng chế phẩm loại 25/125mcg hoặc 50/125mcg): Sử dụng: ngày xịt 2 lần, sáng 2 nhát, tối 2 nhát, mỗi lần nhát cách nhau 5 nhịp thở. Súc họng bằng nước muối sinh lý sau 10 phút dùng thuốc. Duy trì thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày.

Ultibro Breezhaler: Sử dụng: ngày hít 1 viên buổi sáng. Duy trì thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày.

Ultibro Breezhaler: Sử dụng: ngày hít 1 viên buổi sáng. Duy trì thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày.

 Spiolto respimat: Sử dụng: ngày hít 2 nhát buổi sáng. Duy trì thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày.

  • Lưu ý: Liều dùng có thể được bác sĩ điều chỉnh tùy theo tình trạng người bệnh.