Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Sốc nhiễm khuẩn – mùa bệnh Whitmore

Sốc nhiễm khuẩn – mùa bệnh Whitmore

 * Lâm sàng

– Ca bệnh số 01:

Ngày 15/10/2023, Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới – BV HNĐK Nghệ An tiếp nhận bệnh nhân N.T.H nữ, 76 tuổi đến từ Yên Thành – Nghệ An.

Bệnh nhân H có tiền sử THA + di chứng đột quỵ não yếu ½ người trái hạn chế vận động 2 năm nay. Một  ngày trước khi nhập viện bệnh nhân xuất hiện sốt rét run 39-40 độ, mệt nhiều, khó thở tăng dần, tiểu ít, ý thức chậm dần.

Sau đó bệnh nhân ở nhà tự dùng thuốc hạ sốt tình trạng không cải thiện, khó thở tăng dần-> bệnh nhân nhập vào Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới – Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, co kéo cơ hô hấp thở gắng sức, xuất hiện nổi vân tím toàn thân, HA: 70/40 mmHg, thiểu niệu -> chẩn đoán Sốc nhiễm khuẩn nhanh chóng được chỉ định đặt ống nội khí quản thở máy, lọc máu liên tục. Bệnh nhân được cấy máu (+) Proteus mirabilis.

Sau 2 tuần điều trị tại khoa bệnh nhân tình trạng ổn đinh, được rút ống NKQ, bệnh nhân tỉnh, tự thở khí phòng, không sốt -> được cho ra viện.

– Ca bệnh số 02:

Ngày 17/10/2023, Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới – BV HNĐK Nghệ An tiếp nhận bệnh nhân N.V.L nam, 42 tuổi đến từ Huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh.

Bệnh nhân L có tiền sử mới phát hiện Đái tháo đường 1 tuần nay chưa được điều trị (HbA1c: 14,3%). Ba  ngày trước khi nhập viện bệnh nhân xuất hiện sốt rét run 38,5 – 39 độ, mệt nhiều, tiểu buốt, tiểu ít. Sau đó bệnh nhân đi khám ở phòng khám tư điều trị không rõ thuốc tình trạng không cải thiện, còn sốt-> bệnh nhân nhập vào Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới – Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng ý thức tỉnh, còn sốt cao liên tục, tiểu ít -> chẩn đoán TD nhiễm khuẩn huyết đường vào tiết niệu/ĐTĐ2 nghi do Bukhoderia pseudomallei.

 

Sau 1 ngày điều trị tình trạng bệnh nhân chuyển biến nặng lên xuất hiện khó thở tăng dần, nổi vân tím toàn thân, HA: 80/50 mmHg, tiểu vô niệu -> chẩn đoán Sốc nhiễm khuẩn nhanh chóng tổ hồi sức của trung tâm hội chẩn tiến hành hồi sức tích cực được chỉ định đặt ống nội khí quản thở máy, lọc máu liên tục. Bệnh nhân được cấy máu (+) Bukhoderia pseudomallei.

Sau 10 ngày điều trị bệnh nhân được cai thở máy rút ống NKQ. Hiện tại sau hơn 2 tuần điều trị bệnh nhân tỉnh, tự thở khí phòng, không sốt , tiểu 2 ,5 lít/24h -> tiếp tục điều trị theo phác đồ.

Trên đây là 2 ca bệnh trong rất nhiều bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nặng được tiến hành lọc máu ở Trung tâm bệnh nhiệt đới – Bệnh viện HNĐK, nơi luôn luôn tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết nặng và nguy kịch ở Nghệ An nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung, đã áp dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị bệnh nhân.