Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người

Tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người

 “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá’’ là chủ đề Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2023 do Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn nhằm kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng.

– Hút thuốc lá là một thói quen lâu đời, phổ biến khắp nơi trên thế giới, có lúc việc hút thuốc lá được xem như biểu hiện cá tính mạnh mẽ của nam giới, sự quyến rũ của đàn ông, điều này đã được các hãng thuốc lá ra sức khai thác, quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông trực quan và trong các phim ảnh. Ở nước ta, xưa nay đã xem “Điếu thuốc, miếng trầu là đầu câu chuyện”, nên việc hút thuốc lá cũng phổ biến lan tràn từ các cuộc trò chuyện thông thường cho đến cúng giỗ, hỏi cưới, các cuộc tiệc tùng và trong các công sở.

– Theo số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), có khoảng 1/3 dân số toàn cầu, tức là khoảng 1.1 tỉ người hút thuốc lá, trong đó 47% nam giới và 12% nữ giới. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tật và tử vong: 8 triệu ca tử vong mỗi năm và hơn 1 triệu ca tử vong vì hút thuốc thụ động trên toàn thế giới (Hút thuốc thụ động là tình trạng những người không hút thuốc nhưng do phải hít thường xuyên với khói thuốc do người khác hút). Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới, đứng thứ ba tại ASEAN sau Indonesia và Philippines.

–  Theo thống kê của Chương trình điều tra tỷ lệ hút thuốc lá trên người trưởng thành toàn cầu GATS năm 2010 thì Việt Nam có 47,4 % nam giới và 1,4% nữ giới hút thuốc lá tức khoảng 15,3 triệu người trưởng thành ở Việt Nam đang hút thuốc lá, trung bình cứ 2 nam giới có 1 người hút thuốc và nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 53,3% người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm khói thuốc lá trong gia đình, 36,8% người không hút thuốc lá làm việc trong những tòa nhà bị phơi nhiễm khói thuốc lá.

1. Tác hại của thuốc lá

– Gần đây, khoa học đã chứng minh sự tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe con người, đã tìm ra hơn 7.000 loại hóa chất trong khói thuốc lá, trong đó có 69 chất độc hại, có nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hoại tử các đầu chi, mù mắt, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy giảm sức khỏe sinh sản, giảm tuổi thọ và đặc biệt là các loại bệnh ung thư hầu họng, thanh quản, phế quản và phổi. Khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất, trong đó hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc tế bào, gây đột biến gen, chia làm 4 nhóm chính:

+ Nicotinetrong một điếu thuốc có chứa khoảng 1-3 mg nicotine, đây chính là chất gây nghiện

+ Khí CO (Carbon monoxide): chiếm chỗ của khí oxy khi kết hợp với hồng huyết cầu trong máu làm cho cơ thể không đủ oxy để sử dụng;

+ Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: là những chất kích thích gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc;

+ Các chất gây ung thưVai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như:

* Ung thư: Thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, những người hút thuốc lá 1 gói/ngày sẽ dễ bị ung thư phổi gấp 10 lần so với người không hút thuốc lá; Những người hút thuốc lá 2 gói/ngày thì dễ bị ung thư phổi gấp 25 lần. Ngoài ra là ung thư các cơ quan khác như thanh quản, lưỡi, vòm họng, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, thận, bàng quang, cổ tử cung, vú, …

* Hô hấp: Thuốc lá gây ra 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, ngoài ra còn dễn bị hen suyễn, nhiễm trùng hô hấp.

* Tim mạch: Khi hít khói thuốc vào sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu, là nguyên nhân gây bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu chi).

* Sức khỏe sinh sản: Ảnh hưởng bởi thuốc lá làm cho nam giới giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, biến dạng tinh trùng dễ dẫn đến vô sinh. Mẹ hút thuốc làm thai nhi chậm phát triển, dễ xảy ra các tai biến sản khoa như nhau bong non, nhau tiền đạo, sanh non, sảy thai… Đối với trẻ nhỏ do ảnh hưởng khói thuốc làm trẻ dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa người mẹ.

– Tác hại của thuốc lá đến làn da: Lão hóa da nhiều nếp nhăn, ung thư da, bệnh vảy nến, chuyển màu da ngón tay, rụng tóc,

– Tác hại của thuốc lá đến tai, mắt: Gây điếc, mù mắt do thoái hóa võng mô, đục nhân mắt

– Bệnh răng miệng: Cao răng, sâu răng, răng ố vàng vì khói thuốc, viêm lợi, hơi thở hôi, …

– Ngoài ra còn gây loãng xươngloét dạ dày, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu oxy mạn tính…

Thuốc lá gây hại cho con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải biết được tác hại của chúng, biết để không hút và giúp người thân của bạn từ bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá là “Giết người vô tội, khiến người khác mắc bệnh và chết một cách oan uổng”

– Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn người không hút thuốc lá 5-8 năm. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao). Số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn. Trước những tác hại của thuốc lá như trên, bạn nên cai thuốc ngay hôm nay vì một cộng đồng không khói thuốc, để đảm bảo sức khoẻ của bạn, người thân cũng như những người xung quanh bạn. Theo phân tích của các nhà khoa học nếu chúng ta bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi, giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm.

2. Đã biết được những điều trên, chúng ta – những người đã nghiện thuốc lá và những người chưa cần phải làm gì?

– Trước hết, đối với những người chưa hút, đừng hút thuốc và hãy động viên bạn bè mình không dùng thuốc lá! Áp lực phụ cũng có thể tích cực! Tiếp đó bạn có thể động viên họ hàng và bạn bè cai thuốc và giúp đỡ họ trong quá trình này.

– Còn với những người đã nghiện hút, phải tìm được nguyên nhân vì sao mình lại hút thuốc, để từ đó tìm cách làm sao cho mình bỏ được. Và quan trọng nhất, ta phải quyết tâm cai thuốc: Trước khi cai thuốc, ta phải quyết định thật sự mình muốn gì chứ không phải chỉ gia đình, bạn bè của mình muốn gì.

– Hãy lên kế hoạch cho tương lai, đưa ra các mục tiêu cho mình và lập kế hoạch để thực hiện và hãy tập trung vào các mục tiêu đó hút thuốc có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện mục tiêu. Một trong những cách hữu hiệu nhất là nhai kẹo cao su mỗi khi muốn hút thuốc. Tập dần thói quen này dần sẽ thay thế hẳn luôn việc nghiện thuốc lá. Và sau khi ta đã bỏ được, đôi khi những cơn “ghiền” vẫn quay lại. Hãy sẵn sàng để đối phó nếu tình huống đó xảy ra.

– Cai thuốc không phải là việc dễ dàng nhưng nhiều người vẫn làm được. Tuy vậy cai thuốc lá không phải là việc dễ dàng và đòi hỏi nhiều quyết tâm và nỗ lực. Cai thuốc lá khó, nhưng…Bạn có thể làm được!

3. Những thông điệp kêu gọi hành động:

  • Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không hút thuốc tại nơi lảm việc.
  • Khônghút thuốc vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu.
  • Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do ung thư phổi.
  • Bỏ thuốc lá đế giảm nguy cơ mắc bệnh và từ vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Hãy nhắc người hút thuốc khônghút gần mình và những người xung quanh.
  • Hãy gọi 1800 – 6606 để được tư vấn cai thuốc lá miễn phí.
  • Hãy từ bỏ thuốc lá trước khi quá muộn.