Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình con bướm nằm ở phía trước dưới của cổ. Tuyến giáp sản xuất hormone giáp đưa vào máu và sau đó đến mọi cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giúp cho não, tim, cơ bắp và các cơ quan khác hoạt động bình thường.

Nhân tuyến giáp là gì?

Nhân tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp tạo thành một khối trong tuyến giáp. Mặc dù phần lớn các nhân tuyến giáp là lành tính (không ung thư). Một tỷ lệ nhỏ các nhân này chứa tế bào ung thư. Để chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm nhất. Hầu hết các nhân tuyến giáp cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng

Nhân tuyến giáp thường không gây triệu chứng. Thông thường, các nhân tuyến giáp được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc qua chụp CT scan hoặc siêu âm cổ vì những lý do khác nhau. Thỉnh thoảng, bệnh nhân tự phát hiện nhân giáp khi soi gương thấy cổ to hơn, khi cài nút cổ áo, hoặc khi đeo vòng cổ. Kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp bất thường thỉnh thoảng là lý do phát hiện nhân tuyến giáp. Nhân tuyến giáp có thể sản xuất quá nhiều hormone giáp gây cường giáp.

Tuy nhiên, hầu hết các nhân tuyến  giáp, kể cả ung thư tuyến giáp, thường không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Nghĩa là xét nghiệm TSH bình thường. Trong vài trường hợp hiếm, bệnh nhân nhân tuyến có thể  than đau cổ, hàm, hoặc tai. Nếu nhân tuyến  giáp đủ lớn chèn ép vào khí quản hoặc thực quản. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, khó nuốt, hoặc có cảm giác như “có gì vướng vướng ở họng””. Thậm chí ít gặp hơn, bệnh nhân có thể khàn tiếng. Nếu nhân giáp xâm lấn vào dây thần kinh chi phối các dây thanh âm nhưng thường là do ung thư tuyến giáp.

Những điểm quan trọng cần nhớ là:

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhân giáp vẫn chưa được biết rõ ràng nhưng tình trạng này rất phổ biến. Khoảng một nửa số người khi đến 60 tuổi có nhân tuyến giáp phát hiện qua thăm khám hoặc hình ảnh. May mắn thay, trên 90% các nhân này  lành tính. Viêm giáp Hashimoto – nguyên nhân thường gặp nhất gây nhược giáp. Có thể làm tăng nguy cơ hình thành nhân tuyến giáp. Thiếu i-ốt, vốn ít xảy ra ở Hoa Kỳ. Cũng là một trong các nguyên nhân gây ra nhân tuyến giáp.

Chẩn đoán

Đánh giá nhân tuyến giáp

Một khi phát hiện nhân tuyến giáp, bác sĩ sẽ xác định chức năng tuyến giáp bình thường, cường giáp hay nhược giáp. Bác sĩ sẽ thăm khám tuyến giáp để xem toàn bộ tuyến giáp lớn đều hay chỉ có một nhân hay có nhiều nhân. Các xét nghiệm ban đầu là đo nồng độ hormone tuyến giáp (thyroxine hoặc T4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu. Để xác định chức năng tuyến giáp có bình thường không.
Chỉ dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm máu đơn giản. Bác sĩ thường không thể xác định bản chất nhân tuyến giáp có ung thư hay không. Do đó, cần làm thêm siêu âm tuyến giáp và sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA).

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp là công cụ chìa khóa để đánh giá nhân tuyến giáp. Siêu âm sử dụng sóng âm cao tần để đưa ra hình ảnh về tuyến giáp. Siêu âm khá chính xác và giúp bác sĩ dễ dàng quyết định nhân tuyến giáp có dạng đặc hay dạng nang (chứa dịch), và kích thước chính xác. Siêu âm cũng giúp xác định các nhân giáp có khả năng ung thư cao. Dựa vào một số đặc điểm thường gặp của ung thư tuyến giáp trên siêu âm. Siêu âm cũng phát hiện những nhân giáp rất nhỏ không thể khám thấy được. Siêu âm hướng dẫn bác sĩ thực hiện thủ thuật FNA được chính xác.

Sau khi bác sĩ hoàn tất việc đánh giá, nếu nhân giáp không có chỉ định phẫu thuật. Siêu âm có thể giúp bác sĩ theo dõi nhân tuyến giáp lớn lên hay thu nhỏ lại theo thời gian. Siêu âm không gây đau cho bệnh nhân và được thực hiện thường xuyên ở phòng khám.

Sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA hay FNAB)

Sinh thiết nhân tuyến giáp bằng kim nghe có vẻ sợ hãi. Nhưng bác sĩ sử dụng kim rất nhỏ, thậm chí không cần phải gây tê. Thủ thuật này đơn giản, thường được thực hiện ở phòng khám. Thường bạn phải ngưng uống thuốc kháng đông vài ngày trước khi làm thủ thuật. Ngoài ra, bạn không cần chuẩn bị đặc biệt gì khác (không cần nhịn đói). Sau thủ thuật, bạn có thể về nhà hoặc đi làm luôn mà không cần phải băng lại. FNA có nghĩa là bác sĩ sử dụng kim rất nhỏ để hút ra một số tế bào trong nhân tuyến giáp. Bác sĩ sẽ lấy nhiều mẫu khác nhau để đảm bảo phát hiện được tế bào ung thư nếu có. Sau đó, mẫu được gửi đến các bác sĩ giải phẫu bệnh để quan sát dưới kính hiển vi.

Sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ (thường được bác sĩ thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm) là xét nghiệm giúp chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ nhân tuyến giáp ác tính.

Kết quả sinh thiết trả về có thể là:

1. Nhân tuyến giáp lành tính (không ung thư)

2. Nhân tuyến giáp ác tính (ung thư) hoặc nghi ngờ ung thư

3. Nhân tuyến giáp không xác định. Nhóm này chiếm 20% các trường hợp sinh thiết, nhân tuyến gíap không xác định. Có nghĩa là chưa xác định rõ bản chất nhân tuyến là lành hay ác. Chẩn đóan này bao gồm nhiều nhóm chẩn đoán nhỏ:

4. Sinh thiết cũng có thể trả về kết quả là không có chẩn đoán hoặc không đầy đủ. Chiếm khoảng 5% các trường hợp sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm. Kết quả này là do lúc làm FNA không lấy được nhiều tế bào nhân tuyến giáp, thường gặp trong nhân tuyến giáp dạng nang. Trường hợp này có thể phải làm lại FNA lần 2 hoặc phẫu thuật tùy theo đánh giá của bác sĩ.

Xạ hình tuyến giáp

Trước đây xạ hình tuyến giáp thường được sử dụng để đánh giá nhân giáp. Tuy nhiên, sự ra đời của siêu âm và sinh thiết cho kết quả có độ nhạy và độ chính xác cao, xạ hình tuyến giáp không còn được sử dụng như là phương tiện hàng đầu nữa. Hiện nay, xạ hình tuyến giáp có vai trò quan trọng. Để đánh giá những nhân tuyến giáp gây cường giáp (hiếm gặp). Trong trường hợp này, chỉ cần xạ hình tuyến giáp, không cần các xét nghiệm khác hoặc FNA. Còn trong hầu hết các trường hợp còn lại thì siêu âm và sinh thiết là công cụ tốt nhất để đánh giá nhân tuyến giáp.

Chẩn đoán phân tử

Có những xét nghiệm nào khác để đánh giá nhân tuyến giáp không?

Có! Mặc dù một số xét nghiệm đang được nghiên cứu và không sẵn có rộng rãi. Một số xét nghiệm mới đang được phát triển như xét nghiệm thăm dò các gen của nốt tuyến giáp. Các xét nghiệm này giúp phát hiện bản chất nhân tuyến lành hay ác. Điều này đặc biệt hữu ích khi kết quả giải phẫu bệnh là không xác định. Xét nghiệm này được thực hiện dựa trên các mẫu sinh thiết. Cũng có một số xét nghiệm máu chuyên biệt giúp đánh giá bản chất nhân tuyến. Những xét nghiệm này thường chỉ sẵn có ở những trung tâm y khoa kỹ thuật cao. Tuy nhiên, sự phổ biến của những xét nghiệm này đang gia tăng nhanh chóng. Hãy yêu cầu bác sĩ nếu xét nghiệm này sẵn có, có thể giúp đánh giá nhân tuyến giáp.

Điều trị

Tất cả những nhân tuyến giáp có bản chất ung thư hoặc nhiều khả năng ung thư cần được cắt bỏ bởi các bác sĩ phẫu thuật tuyến giáp có kinh nghiệm. Hầu hết các ung thư tuyến giáp đều có khả năng chữa trị và hiếm khi đe dọa đến tính mạng. Những nhân tuyến giáp lành tính thì cần theo dõi sát bằng siêu âm mỗi 6 đến 12 tháng và thăm khám lâm sàng mỗi năm. Trong quá trình theo dõi, nếu nhân tuyến giáp ngày càng lớn lên hoặc xuất hiện những đặc điểm xấu hơn. Thì có thể phải phẫu thuật, mặc dù FNA cho kết quả lành tính.

 

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An hiện đã thực hiện thường xuyên kỹ thuật siêu âm và chọc hút kim nhỏ tuyến giáp, chẩn đoán, sàng lọc và điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản nhiều kinh nghiệm, khoa Nội tiết Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán và điều trị chất lượng cao cho các bệnh lý Nội tiết – Chuyển hoá – Đái tháo đường.

Khoa Nội tiết – Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà chính, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An

Hotline: 0917.792.323

 

Tài liệu tham khảo

  1. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007265.htm
  2. http://www.aafp.org/afp/2013/0801/p193.html
  3. http://www.thyroid.org/patient-thyroid-information/

Bs. Ths. Lê Đình Sáng – Khoa Nội tiết – Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Sự kiện nổi bật

14:20 - 12/04/2020

Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xương

Sáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...

14:20 - 12/04/2020

Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xương

Sáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...

14:20 - 12/04/2020

Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xương

Sáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...

Sự kiện nổi bật

14:20 - 12/04/2020

Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xương

Sáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...

Sự kiện nổi bật

14:20 - 12/04/2020

Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xương

Sáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...

Sự kiện nổi bật

14:20 - 12/04/2020

Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xương

Sáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...

Bản đồ chỉ dẫn