Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tăng cường phòng, chống bệnh liên cầu lợn trên người

Tăng cường phòng, chống bệnh liên cầu lợn trên người

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế cho biết những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người ở một số tỉnh, thành phố.Người nhiễm phải liên cầu lợn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, thời gian nằm viện kéo dài và chi phí điều trị rất lớn

  1. Liên cầu khuẩn lợn là gì?

Liên cầu khuẩn lợn là một loại vi khuẩn Gram dương, hình hạt đậu. Liên cầu khuẩn lợn có khả năng lây truyền từ lợn sang người. Đôi khi nó cũng được tìm thấy ở gia súc, lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim.

2.Con đường lây truyền

Lây truyền từ lợn sang người là qua da bị rách khi chăm sóc lợn mắc bệnh hoặc xử lý thịt lợn mắc bệnh. Không chỉ người chăn nuôi lợn gặp rủi ro mà công nhân trong lò mổ, người bán thịt, đầu bếp, người nội trợ.

Không có bằng chứng lây truyền liên cầu khuẩn lợn từ người sang người. Các đường lây truyền khác từ lợn sang người bao gồm qua giọt bắn đường hô hấp và xâm nhập qua đường tiêu hoá sau khi ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín.

3.Biểu hiện bệnh Liên cầu lợn.

  • Bệnh Liên cầu lợn có thời gian ủ bệnh ngắn, từ vài giờ đến 3 ngày.
  • Người mắc bệnh có các biểu hiện lâm sàng như: Sốt cao, nôn, đau mỏi khắp người, trên da có xuất huyết nhiều mảng mầu thâm đen.
  • Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: Sốt, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run… trước khi có biểu hiện của viêm màng não.
  • Nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời người bệnh sẽ nặng hơn kèm các biểu hiện: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.
  • Đối với những bệnh nhân hồi phục, bệnh vẫn có thể để lại những di chứng nặng nề như bị ù tai, giảm thính lực, điếc hoàn toàn

4.Các biện pháp phòng chống Liên cầu lợn ở người

  1. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.
  2. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
  3. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
  4. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
  5. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  6. Để phòng bệnh, người chăn nuôi cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đeo găng tay, giết mổ, chế biến cần đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, những người có vết thương hở, bệnh ngoài da không nên tiếp xúc với lợn hoặc tham gia giết mổ, chế biến.
  7. Người chăn nuôi nên chọn con giống rõ nguồn gốc, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, khử trùng tiêu độc, tiêm phòng các loại vắc-xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y.