Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

                                                                  Ths.Bs Ngô Văn Thành – Khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống

1. Định nghĩa:

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Độ tuôi thường gặp từ 20-45 tuổi.

2. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

– Tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải, quá trình thoái hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, vòng xơ và các tổ chức bảo vệ bị yếu nên dễ dàng bị tổn thương.  

  – Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc lao động, tác động lực mạnh đột ngột làm rách hoặc lệch đĩa đệm, hoặc các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài

   – Các hội chứng bẩm sinh nơi cột sống như gù, vẹo cột sống, gai cột sống cũng như yếu tố di truyền đặc điểm cột sống yếu từ bố mẹ.

– Tăng cân, béo phì, khuân vác vật nặng, ngồi hàng giờ sai tư thế, tập thể dục và thể thao không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, dẫn đến nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

3. Triệu chứng lâm sàng

– Đau cột sống thắt lưng: Đây là triệu chứng xuất hiện ở hầu hết người bệnh có thoát vị đĩa đệm, mức độ đau tuỳ từng trường hợp cụ thể. Cơn đau có thể dữ dội kèm co cứng khối cơ cạnh cột sống, cũng có nhiều trường hợp đau âm ỉ, tăng lên khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế.

 – Đau lan chân kiểu rễ, tê bì chân: Khi khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh sẽ kích thích và biểu hiện cơn đau tê dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép. Đau tê có thể biểu hiện ở một chân hoặc hai chân, thường khởi phát đau từ lưng di chuyển theo dọc qua mông xuống đùi, qua gối và xuống cẳng bàn chân.

– Teo cơ, yếu chân, rối loạn cơ tròn:  là triệu chứng muộn của bệnh, khi rễ thần kinh bị chèn ép quá nặng hoặc quá lâu, tổn thương gây giảm hoặc mất chi phối vận động của rễ thần kinh dẫ đến người bệnh teo cơ và liệt khối cơ vùng rễ đó chi phối.

4. Cận lâm sàng

– Phương tiện chẩn đoán hình ảnh hay được sử dụng đó là XQ quy ước cột sống thắt lưng, có thể đánh giá mức độ thoái hóa cột sống, tình trạng loãng xương, khe đĩa đệm, bệnh lý trượt đốt sống …

– Chụp MRI cột sống thắt lưng: là phương tiện chẩn đoán chính xác bệnh lý thoát vị đĩa đệm, đánh giá tính trạng đĩa đệm, mức độ thoát vị, mức độ chèn ép thần kinh đưa ra hướng điều trị.

5. Điều trị

– Dựa vào thăm khám lâm sàng và hình ảnh cận lâm sàng (XQ, MRI) bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể. Hơn 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị nội khoa hoặc can thiệp tối thiểu.

– Chỉ có khoảng 5-10% bệnh nhân cần đến can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật được chỉ định ở các bệnh nhân điều trị nội khoa không có kết quả, hoặc khối thoát vị kích thước lớn chèn ép thần kinh rõ, bệnh nhân có các triệu chứng nặng của TVDD.

–  Tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An, với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực phẫu thuật các bệnh lý về cột sống, là nơi các bệnh nhân có thể tin tưởng và đặt niềm tin về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống. Trong 1 năm tại khoa PTTK CS có tới hơn 400 ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống, tính cả phẫu thuật nội soi, phẫu thuật ít xâm lấn và phẫu thuật mở.

                                     Bác sĩ khoa PTTK CS thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp về bệnh lý cột sống