BSCK1.Nguyễn Trần Tiến, Khoa Phẫu thuật thần kinh – cột sống
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gặp phải khi tổ chức đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị phồng hoặc vỡ gây chèn ép vào hệ thống thần kinh ở cột sống
Đĩa đệm có 1 nhân nhầy, mềm nằm ở trugn tâm. Nhân nhầy được bao bọc bởi một tổ chức dạng vòng cứng, dẻo bên ngoài được biết đến với tên gọi là vòng sơ. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy đẩy ra ngoài gây rách vòng xơ để thoát ra ngoài. Thoát vị đĩa đệm thỉnh thoảng có thể gây ra trượt đĩa hoặc xẹp đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất cứ đâu ở cột sống nhưng thường xảy ra nhất ở vùng cột sống thắt lưng. Tuỳ vào vị trí thoát vị đĩa đệm, nó có thể gây ra tình trạng đau hoặc tê hoặc yếu tay, chân
Hầu hết thoát vị đĩa đệm thường bị ở cột sống thắt lưng, nhưng cũng có thể xảy ra ở cổ. Triệu chứng sẽ tuỳ thuốc vào vị trí của đĩa thoát vị và cấu trúc thần kinh nào bị đĩa đệm chèn ép vào. Thoát vị đĩa đệm thường chỉ ảnh hưởng đến một vùng của cơ thể.
+ Thường thoát vị nằm ở cột sống thắt lưng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng lưng, mông, đùi hoặc cẳng chân. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau ở vùng bàn chân
+ Với thoát vị đĩa đệm ở cổ, bệnh nhân thường đau ở vùng vai và cánh tay.
+ Khi ho hoặc hắt xì hoặc chuyển sang một số tư thế nhất định, bệnh nhân có thể cảm thấy đau tăng lên dạng luồng điện chảy thẳng dọc theo tay hoặc chân
+ Đau thường được miêu tả theo dạng đau rát như bị đốt hoặc đau như kim đâm.
– Thoát vị đĩa đệm thường là hậu quả của một quá trình từ từ và liên tục đĩa đệm bị tác động lực và tuổi già, được gọi là quá trình thoái hoá đĩa đệm. Với người già, đĩa đệm trở nên ít linh hoạt và dễ bị xé rách hoặc xẹp kể cả đối với các động tác duỗi, xoay cột sống
– Hầu hết bệnh nhân không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra thoát vị đĩa đệm của mình. Thỉnh thoảng, việc dùng cơ vùng lưng để nâng đồ nặng thay cho đùi và cẳng chân có thể gây ra việc thoát vị đĩa đệm. Việc xoắn và xoay trở trong khi nâng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. Hiếm khi tai nạn như ngã hoặc bị đánh vào lưng gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Các yếu tố có thể gây thoát vị đĩa đệm bao gồm:
– Cân nặng: Việc tăng cân có thể gây ra gia tăng áp lực lên đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng
– Sinh hoạt: Những người có công việc tay cân thường có nguy cơ cao về các vấn đề về cột sống lưng. Việc nâng hạ, kéo , đẩy, nghiêng người , xoán liên tục và lặp lại nhiều lần có thể gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm
– Gen di truyền: Một số người được di truyền một số tình trạng có thể dẫn đến việc thoát vị đĩa đệm
– Hút thuốc: Một số ý kiến cho rằng, việc hút thuốc làm giảm lưu lượng oxy đến đĩa đệm, làm cho đĩa đệm thoái hoá nhanh hơn
– Lái xe thường xuyên: Tư thế ngồi lái xe trong một thời gian dài kết hợp với độ rung của động cơ có thể làm tăng áp lực lên cho cột sống
– Ít vận động: Việc ít vận động làm các cơ xung quanh cột sống bị yếu đi, làm cho hệ thống cột sống yếu đi, làm gia tăng thêm áp lực lên đĩa đệm.
+ Phẫu thuật nội soi lấy khối thoát vị: Sử dụng hệ thống camera nội soi qua các rạch nhỏ trên da để lấy khối thoát vị đĩa đệm mà vẫn bảo tổn được cấu trúc của đĩa đệm. Có nguy cơ nhỏ bị tái phát lại vì giữ lại cấu trúc đĩa đệm
+ Phẫu thuật lấy thoát vị vi phẫu: Đường rạch nhỏ trên da để lấy khối thoát vị đĩa đệm mà vẫn bảo tổn được cấu trúc của đĩa đệm. Có nguy cơ nhỏ bị tái phát lại vì giữ lại cấu trúc đĩa đệm.
+ Phẫu thuật TLIF: Phẫu thuật phá bỏ đĩa đệm bị bệnh, bắt vít và xương hai thân đốt sống trên dưới đĩa đệm bị bệnh với nhau
7. Phòng ngừa:
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN