Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Tìm hiểu về vấn đề lợi khuẩn ngăn ngừa ung thư

Tìm hiểu về vấn đề lợi khuẩn ngăn ngừa ung thư

1. Lợi khuẩn đường ruột

Theo định nghĩa Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lợi khuẩn là những vi sinh vật sống có khả năng mang lại ích lợi về sức khỏe cho cơ thể ký chủ nếu được tiêu thụ hay đưa vào cơ thể ở một mức độ vừa phải.

Hầu hết những lợi khuẩn này là các loại vi khuẩn không gây hại, đồng thời có khả năng sản sinh ra acid lactic như một số chủng vi khuẩn thuộc các loại Lactobacillus, Streptococcus, Bifidobacterium, Propionibacterium, Enterococcus và một số loại nấm men vô hại như Saccharomyces boulardii.

Thông thường, hệ vi khuẩn đường ruột (bao gồm lợi khuẩn) được hình thành và phát triển từ khi sinh ra, tuy nhiên chúng sẽ thay đổi nhiều theo lối sống và chế độ ăn uống. Một số sản phẩm giàu nguồn lợi khuẩn có thể kể đến như các sản phẩm lên men từ sữa như các loại sữa chua, yogurt, hay trà kombucha, tương miso.

Ngoài ra còn có các sản phẩm có khả năng kích thích sự phát triển nguồn lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, được gọi là nhóm các thực phẩm tiền lợi khuẩn (prebiotic), bao gồm các loại thực vật giàu chất xơ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả, đậu nành,…

2. Lợi ích của lợi khuẩn với sức khỏe và phòng ngừa ung thư

Những ích lợi to lớn mà lợi khuẩn mang lại cho sức khỏe đã được làm sáng tỏ như tăng cường, điều hòa hệ miễn dịch, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra tốt hơn, kể cả khả năng “đánh bại” một số vi khuẩn gây hại ở đường ruột. Do đó, chỉ trong hai thập niên vừa qua, các chế phẩm lợi khuẩn đã trở nên ngày càng phổ biến. Chúng đã và đang được sử dụng để phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy do kháng sinh,…

Không những có lợi trong các bệnh lý lành tính, lợi khuẩn cũng đã được chứng minh có lợi ích trong việc phòng ngừa các bệnh lý ung thư. Các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cho thấy rằng các lợi khuẩn có khả năng sản sinh ra các chất kháng ung thư, ví dụ như việc bổ sung chủng Lactobacillus casei BL23 có thể bảo vệ cơ thể trước tác động của dimethyl hydrazine – là một chất có thể gây ra ung thư đại trực tràng).

Trong thực tế, các nhà khoa học cũng tiến hành các nghiên cứu dịch tễ, quan sát trên một số lượng dân số lớn, đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng các sản phẩm lợi khuẩn và tỷ lệ mắc đại trực tràng. Cụ thể, một nghiên cứu ở Pháp trên gần 1.000 bệnh nhân cho thấy ở người có bổ sung ít nhất 2 hũ sữa chua mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng gấp hai lần so với người không dùng. Nhóm nghiên cứu đã lý giải rằng nguồn lợi khuẩn trong ruột, dẫn đến ức chế quá trình chuyển hóa các acid mật và ractobacillus dồi dào trong yogurt đã giúp làm giảm nồng độ pH giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu khác cũng ghi nhận điều này khi cho thấy lợi khuẩn có mối liên hệ mật thiết với hệ vi sinh thường trú ở ruột, tác động gián tiếp đến hệ miễn dịch và quá trình chuyển hóa, từ đó có thể tế, không chỉ đối với ung thư đại trực tràng mà với ung thư thực quản tham gia vào quá trình kháng sinh ung (anticarcinogen). Trên thực và bàng quang, lợi khuẩn cũng có vai trò làm giảm nguy cơ mắc hai loại ung thư này. Ngoài tác dụng phòng ngừa một số loại ung thư, người ta còn quan sát thấy rằng các nhóm lợi khuẩn còn có thể điều trị các biến chứng trong quá trình điều trị ung thư như tiêu chảy do hóa trị, hay những bệnh nhân ung thư đại trực tràng có bổ sung lợi khuẩn sẽ có ít biến chứng nhiễm trùng vết mổ hơn so với người không sử dụng.

 

Hiện nay, ngoài thực phẩm, lợi khuẩn hay tiền lợi khuẩn còn có thể được cung cấp bằng các chế phẩm sinh học như gói men vi sinh như chúng ta thường thấy hay dưới dạng như một loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên cho đến hiện tại, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không phân loại các sản phẩm này là một loại thuốc, do đó chất lượng, hiệu quả thật sự của chúng mang lại vẫn chưa thể đảm bảo. Theo các nhà khoa học, chúng ta có thể tiếp cận nguồn lợi khuẩn, tiền lợi khuẩn qua thực phẩm hằng ngày nhưng với các chế phẩm sinh học như trên, cần phải cẩn trọng, chỉ bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ.

Lợi ích của lợi khuẩn mang lại cho cơ thể là điều rõ ràng và nguồn lợi khuẩn có thể dễ dàng tiếp cận qua các thực phẩm thường ngày. Tuy nhiên các nhà khoa học còn chỉ ra rằng việc bổ sung lợi khuẩn qua thức ăn hay các chế phẩm sinh học không phải lúc nào cũng giúp đảm bảo được sự cân bằng lợi khuẩn vì phản ứng của từng cơ thể với các lợi khuẩn này là khác nhau. Ngoài ra, chưa có khuyến cáo cụ thể ở liều lượng sử dụng các sản phẩm chứa lợi khuẩn mỗi ngày cũng như một số tác dụng phụ của việc bổ sung lợi khuẩn lên sức khỏe do trùng máu, viêm cơ tim sau khi bổ sung lợi khuẩn được báo cáo ở trẻ số lượng các nghiên cứu này còn hạn chế. Đã có vài trường hợp nhiễm khuẩn vẫn được xem là chống chỉ định cho những người bị suy giảm sơ sinh và người bị suy giảm miễn dịch. “. Do đó, việc bổ sung lợi miễn dịch và trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc có kèm theo các bệnh lý khác.

Tóm lại, lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch cơ thể và tăng cường chức năng của hệ tiêu hoa. Chúng đã được chứng minh không chỉ giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh lý lành tính mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như đại trực tràng, thực quản, bàng quang. Tuy nhiên, đối với các chế phẩm sinh học bổ sung lợi khuẩn (men vi sinh, thực phẩm chức năng), việc sử dụng chúng sao cho có lợi nhất cũng như phòng tránh các tác dụng phụ có thể mang lại cho sức khỏe còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Không nên tự ý sử dụng các chế phẩm lợi khuẩn này mà cần có ý kiến của bác sĩ, nhất là trên các đối tượng mắc suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Việc tốt nhất chúng ta có thể làm cho sức khỏe của mình là cố gắng có một chế độ ăn hợp lý, khoa học, giàu các loại rau củ quả, ngũ cốc hay các sản phẩm từ sữa lên men, từ đó cũng giúp cơ thể bổ sung được một nguồn lợi khuẩn dồi dào. Đồng thời, chúng ta cần luyện tập thể dục thể thao, giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.