Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Bệnh Nội khoa > Bệnh Nội tiết - Chuyển hoá > Toan ceton do rượu

Toan ceton do rượu

Nhiễm toan ceton do rượu là một biến chứng chuyển hóa của tình trạng lạm dụng rượu và đói đặc trưng bởi tình trạng tăng ceton máu và nhiễm toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion mà không có tăng glucose máu. Nhiễm toan ceton gây ra buồn nôn, nôn và đau bụng. Chẩn đoán dựa trên tiền sử lạm dụng rượu và phát hiện nhiễm toan ceton mà không có tình trạng tăng glucose huyết thanh. Điều trị thường cần truyền dung dịch muối đường tĩnh mạch và truyền dextrose (Glucose).

Nhiễm toan ceton do rượu là hậu quả của việc chuyển hóa glucose trong tình trạng lạm dụng rượu và đói.

Sinh lý bệnh

Rượu làm giảm tổng hợp glucose ở gan và do đó làm giảm tiết insulin, tăng thoái hóa lipid, giảm oxy hóa acid béo, và tiếp theo hình thanh thể ceton, gây nên nhiễm toan chuyển hóa có tăng khoảng trống anion. Hormon điều chỉnh phản ứng được tăng lên. Nồng độ glucose huyết thanh thường thấp hoặc bình thường, nhưng đôi khi có tình trạng tăng nhje glucose huyết thanh.

Cơ chế bệnh sinh của toan ceton do rượu

Triệu chứng và Dấu hiệu

Thông thường, một đồ uống có cồn có thể dẫn đến nôn và có tình trạng ngừng uống rượu và ăn kéo dài  24 h. Trong thời gian đói,nôn vẫn tiếp tục xảy ra và đau bụng tăng lên, đây là lý do bệnh nhân đến khám. Viêm tụy có thể xảy ra.

Chẩn đoán

  • Đánh giá lâm sàng

  • Tính khoảng trống anion

  • Loại trừ các rối loạn khác

Chẩn đoán được hình thành khi có sự nghi ngờ cao; các triệu chứng ở bệnh nhân nghiện rượu có thể do viêm tụy cấp, ngộ độc methanol hoặc ethylen glucol, hoặc toan chuyển hóa do đái tháo đường (DKA). Thông thường, nồng độ cồn trong máu không còn cao nữa khi bệnh nhân có nhiễm toan ceton. Ở bênh nhân nghi ngờ nhiễm toan ceton do rượu, cần xét nghiệm các chất điện giải (bao gồm cả ma-giê), BUN và creatinin, glucose, ceton, amylase, lipase, và đo áp lực thẩm thấu huyết thanh. Nên xét nghiệm nước tiểu để tìm ceton. Bệnh nhân mắc bênh nặng và có ceton dương tính nên được làm khí máu động mạch và đo lactac trong máu.

Sự vắng mặt của tăng glucose máu cho phép loại trừ DKA. Ở bệnh nhân có tăng glucose máu nhẹ có thể mắc bệnh đái tháo đường, điều này có thể được khẳng định bởi nồng độ HbA1C cao.

Xét nghiệm điển hình bao gồm

  • Toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion

  • Ketonemia (nhiễm ceton trong máu)

  • Hạ kali máu, hạ magie máuvà hạ phosphate máu

Phát hiện nhiễm toan chuyển hóa có thể gặp khó khăn do tình trạng nhiễm toan chuyển hóa do nhiễm trùng, do nôn dẫn đến pH bình thường; chủ yếu dựa vào tăng khoảng trống anion. Nếu khai thác tiền sử không cho phép khẳng định tình trạng nhiễm độc rượu, thì việc đo nồng độ methanol và ethylen glycol trong huyết thanh nên được thực hiện. Các tinh thể calci oxalate trong nước tiểu cũng là một bằng chứng của ngộ độc ethylen glycol. Nồng độ acid lactic thường tăng do hạ đường máu và sự cân bằng cho sự thay đổi giảm và oxy hóa trong gan.

Điều trị

  • Truyền tĩnh mạch vitamin B1 và các vitamin khác và ma-giê

  • Truyền tĩnh mạch dextrose (Glucose) 5% kèm muối natri clorid 0,9%

Ban đầu, bệnh nhân được truyền tĩnh mạch 100 mg vitamin B1 để ngăn chặn bệnh não Wernicke hoặc rối loạn tâm thần Korsakoff. Sau đó truyền tĩnh mạch glucose 5% trong muối natri clorid 0,9%. Dịch truyền tĩnh mạch ban đầu thường chưa các viatmin hòa tan trong nước và magne, cùng với bổ xung kali.

Triệu chứng của nhiễm ceton và đường tiêu hóa thường đáp ứng nhanh. Sử dụng insulin chỉ thích hợp khi có bất kì một câu hỏi về DKA không điển hình hoặc tăng nồng độ glucose huyết thanh> 300 mg/dL (16,7 mmol/L).

Những điểm chính

  • Nhiễm toan ceton do rượu gây ra bởi các hiệu ứng kết hợp của rượu và đói chuyển hóa glucose; nó đặc trưng bởi tình trạng tăng ceton máu và nhiễm toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion mà không có tăng glucose máu.

  • Đo nồng độ ketones và điện giải trong nước tiểu và điện giải và tính khoảng trống anion.

  • Điều trị ban đầu bằng thiamin tĩnh mạch để ngăn ngừa bệnh não Wernicke hoặc bệnh tâm thần Korsakoff, sau đó theo dõi với dextrose tĩnh mạch trong nước muối 0,9%.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Erika F. Brutsaert , MD, New York Medical College; MSD

    Bs Lê Đình Sáng, Khoa Nội tiết