Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia… Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người và sẽ khỏe hơn sau vài ngày được điều trị.
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là do thức ăn của con người bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất hóa học và những yếu tố có hại khác.
– Vi khuẩn: là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường là: Campylobacter jejuni, Clostridium perfringens, Salmonella, Escherichia coli, Shigella, Listeria monocytogenes
– Virus: các loại virus gây ngộ độc thực phẩm là: Enterovirus, Hepatitis A, Hepatitis E, Norovirus, Rotavirus
– Ký sinh trùng: ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm do động vật truyền sang người như: Platyhelminthes, Nematoda, Protozoa.
– Độc tố tự nhiên.
– Các tác nhân gây độc khác: xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. ngộ độc thực phẩm có thể do chất bảo quản, chất ép chín trái cây nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia…
Sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ biểu hiện như sau:
Nếu bệnh nặng hơn sẽ có các triệu chứng sau:
– Phần lớn bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi mà không phải điều trị sau vài ngày, nhưng một số ca bệnh lại bị ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn.
– Bệnh nhân cần tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa vào cơ thể.
– Sau đó, bệnh nhân nên uống Oresol để bù điện giải.
– Đối với bệnh co giật, ngưng thở, ngưng tim, nên được sơ cứu hô hấp nhân tạo rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bao gồm nhiều quá trình như chọn thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến, giữ vệ sinh trong lúc chế biến thức ăn, ăn uống hợp vệ sinh với nguyên tắc ăn chín uống sôi.
+ Cần lựa mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không bị kém chất lượng, không hết hạn sử dụng, không có xuất xứ rõ ràng.
+ Không dùng những thức ăn có chất độc như cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ… và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học.
+ Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
+ Không nên để thức ăn ở ngoài quá hai giờ đồng hồ đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nắng nóng không nên để ngoài quá một giờ đồng hồ.
+ Làm chín thức ăn đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp. Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng. Rửa các loại trái cây tưới trực tiếp dưới vòi nước đang chảy.
+ Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
+ Dụng cụ chế biến thức ăn cũng phải sạch sẽ, rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm.
+ Ăn uống ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
+ Thực hiện ăn chín uống sôi.
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN