Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa sẹo lồi

Triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa sẹo lồi

Sẹo lồi là loại sẹo nổi gồ ghề trên bề mặt da do tăng sinh mô sợi quá nhiều so với vết thương và gây sẹo.

Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cơ thể, tuy nhiên thực tế cho thấy các sẹo bệnh lý này thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi , đấy là lứa tuổi hay bị chấn thương và sức căng da lớn ở lứa tuổi này cũng là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện sẹo lồi. Vị trí của Sẹo lồi có thể xuất hiện ở vùng da nào của cơ thể , tuy nhiên một số vùng nhất định trên có nguy cơ hinh thành sẹo bất thường cao hơn các vùng khác. Qua khảo sát trên bệnh nhân sẹo lồi cho thấy vùng trước xương ức và khu vực lưng trên, vùng gáy, vùng da cơ delta, dái tai, vùng môi trên, , cằm, khu vực xương hàm dưới  là những vùng hay gặp sẹo lồi nhất.

* Cơ chế của bệnh cho đến nay còn chưa được hiểu đầy đủ. Người ta cho rằng có sự tham gia của nhiều yếu tố mô học, sang chấn , kết hợp với yếu tố di truyền ở phần lớn các trường hợp như vai trò của các cytokine tăng trưởng, mối liên quan giữa một số gen nhất định với các cá thể có cơ địa dễ hình thành sẹo lồi. mối liên quan giữa sẹo lồi với tuổi dậy thì, tình trạng thái nghén và bệnh lý cường giáp cho thấy một số hocmon có thẻ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sẹo lòi, đặc biệt là các  hocmon của tuyến yên.

* Sẹo lồi phát triển như một u xơ nguyên phát của da do sự tăng sinh tế bào xơ và tích luỹ quá thừa sợi collagen cũng như các hợp chất ngoại bào lycosaminoglycans tại thương tổn.Trên lâm sáng sẹo lồi nổi cao trên mặt da , bờ sắc nét , bề mặt màu đỏ, hoặc nâu, có thể có giãn mạch, sẹo có xu hướng phát triển ra xung quanh  vượt ra ngoài dưới hạn của thương tổn ban đầu làm cho thương tổn có hình dạng nhiều nhánh như càng cua .Tổn thương thường có ngứa hoặc có cảm giác khó chịu tại thương tổn. Hình dạng của sẹo rất khác nhau, từ có chân, sù sì nhiều múi cho đến mềm mại với bề mặt nhẵn , ranh giới đều đặn, có thể nhô cao khỏi bề mặt da lành từ vai mm đến 2-3 cm.

* Tiến triển và tiên lượng của sẹo lồi thường phát triển tăng dần nếu không được điều trị , biến chứng tại chổ của sẹo lồi hiếm gặp , một số trường hợp loét lâu lành có thể ung thư hoá.

  1. Các phương pháp điều trị sẹo lồi 

– Sử dụng thuốc: nhóm steroid là nhóm thuốc được lựa chọn trong điều trị sẹo trên lâm sàng , sử dụng tháng tiêm 1lần , mỗi  đợt tiêm  4-6 tháng.

– Nhốm thuốc chống ung thư:Tiêm 5fluorouracil tiêm tại chổ , nồng độ 50mg/ml với tổng liều 50-150ml/tuần , số lần tiêm tối đa là 16.

– Biện pháp cơ học: băng ép  được cho là giảm oxy mo tại chỗ và cho thấy tác dụng làm mỏn sẹo,

– Vật lý liệu pháp: áp lạnh cục bộ, Liệu pháp xạ trị, các loại Laser YAG-KTP , liệu pháp áp lạnh bằng CO2.

– Phẫu thuật: Tổn thương được cắt bỏ thường hay tái phát hơn to hơn tổn thương ban đầu

  1. Các biện pháp phòng ngừa sẹo lồi

– Tránh các phẫu thuật mang tính thẫm mỹ không cần thiết trên các bệnh nhân có cơ địa hình thành sẹo lồi.

– Khi tiến hành khâu vết thương cần giảm tối đa sức căng.

– Không được tạo các đường rạch da đi ngang qua bề mặt các khớp.

– Tránh các đường rạch da ngang qua giữa ngực và cần đảm bảo chắc chắn các đường rạch luôn đi theo các nếp da.