Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Triglycerid máu cao: chẩn đoán và điều trị

Triglycerid máu cao: chẩn đoán và điều trị

Điều trị cơ bản với chứng tăng triglycerid là chế độ ăn, tránh dùng rượu và thức ăn béo, hạn chế calo. Sự kiểm soát các nguyên nhân thứ phát gây tăng nồng độ triglycerid cũng có thể hữu ích.

Người bệnh với nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao dễ có nguy cơ bị bệnh viêm tụy. Sinh bệnh học của bệnh vẫn chưa chắc chắn bởi vì một số bệnh nhân có nồng độ triglycerid rất cao nhưng không bao giờ phát triển viêm tụy. Hầu hết các bệnh nhân có các bất thường bẩm sinh về chuyển hóa triglycerid sẽ có biểu hiện bệnh khi còn nhỏ; tăng triglycerid máu do viêm tụy mà biểu hiện lần đẩu khi đã trưởng thành thường là do rối loạn mắc phải trong chuyển hóa lipid.

Mặc dù không có các nồng độ triglycerid nào được xác định là luôn luôn gây viêm tụy, song hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều cảm thấy không ổn khi nồng độ của chúng lớn hơn 1000 mg/dl. Nguy cơ viêm tụy có thể còn liên quan nhiều hơn đến nồng độ triglycerid sau khi tiêu thụ một bữa ăn có nhiều chất béo. Bởi vì sự tăng triglycerid sau bữa ăn là không thể tránh khỏi được nếu ăn các thức ăn có chứa chạt béo, do đó ở những người dễ bị bệnh viêm tụy phải duy trì tốt các nồng độ triglycerid lúc đói ở dưới mức này.

Điều trị cơ bản với chứng tăng triglycerid là chế độ ăn, tránh dùng rượu và thức ăn béo, hạn chế calo. Sự kiểm soát các nguyên nhân thứ phát gây tăng nồng độ triglycerid cũng có thể hữu ích. Ở những bệnh nhân có tăng kéo dài trong giới hạn viêm tụy dù đã tuân thủ chế độ ăn đầy đủ và ở họ đã có một giai đoạn viêm tụy trước đó phải chỉ định dùng một liều thuốc hạ thấp triglycerid (ví dụ niacin với liều như đã mô tả ở trên).

Liệu rằng các bệnh nhân có tăng các triglycerid (> 250 mg/dl) và không có các bất thường lipoprotein khác có tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa mạch hay không vẫn còn chưa biết. Một số các bệnh nhân này có thể thuộc các gia đình có rối loạn di truyền được biết đến như là chứng tăng triglycerid huyết kết hợp với yếu tố gia đình. Rốì loạn này được đặc trưng bởi một loạt các bất thường lipid ở các thành viên khác nhau trong gia đình. Một số có nồng độ cholesterol tăng cao, một số có nồng độ triglycerid tăng cao và một số thì cả hai đều tăng cao. Hiện nay dường như người ta thấy rằng có sự tiếp nối hay gặp là biểu hiện bất thường ở một trong các apoprotein (B-10) đi kèm với LDL và do đó điều này có thể là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Tuy nhiên tác dụng của việc điều trị nồng độ triglycerid cao riêng lẻ trên nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở những bệnh nhân này vẫn chưa rõ.

Các chỉ định hiện nay cho điều trị triglycerid máu cao để phòng ngừa bệnh tim mạch vành vẫn còn gây tranh cãi. Ớ các bệnh nhân có bệnh tim mạch vành đã rõ, việc điều trị tăng đơn lẻ triglycerid đến 400 mg/dl hoặc nhiều hơn bằng một chất ức chế HMG-CoA reductase là hoàn toàn hợp lý. Hầu hết các bệnh nhân này sẽ có cholesterol LDL tăng cao (> 130 mg/dl) và sẽ thu được lợi ích từ điều trị bằng thuốc dù cho việc ước tính nồng độ cholesterol là không thể được cho tới khi triglycerid xuống dưới 400 mg/dl. Ớ các bệnh nhân không có bệnh tim mạch vành đã xác định thì chiến lược tối ưu vẫn còn chưa rõ. Với các nồng độ triglycerid lớn hơn 400 mg/dl thì có thể dùng cách tiếp cận không bằng thuốc để điều trị ban đầu bao gồm giảm cân, chế độ ăn ít chất béo, tránh dùng nhiều rượu và luyện tập đều đặn. Nếu nồng độ triglycerid huyết thanh vẫn lớn hơn 400 mg/dl (nhưng < 1000 mg/ dl), có thể định lượng trực tiếp cholesterol LDL bằng phương pháp siêu li tâm. Các kết luận điều trị khi đó có thể dựa vào nồng độ cholesterol LDL.