Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Ù tai sau khi bơi – Nguyên nhân và cách xử trí đúng

Ù tai sau khi bơi – Nguyên nhân và cách xử trí đúng

Theo Boldsky, bơi lội là môn thể dục tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thực hiện trong suốt mùa hè. Đi bơi vừa để giải nhiệt vừa để giảm cân, giúp bạn sở hữu một vóc dáng cân đối và sức khỏe dẻo dai. Nhưng hiện tượng tương đối phổ biến khi mọi người tham gia bơi lội là bị ù tai, nước vào tai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục chúng ra sao. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có thêm thông tin để tham khảo và xử trí.

  1. Nguyên nhân của triệu chứng ù tai sau khi bơi

Nguyên nhân của triệu chứng này người ta tìm hiểu được là do 2 trường hợp sau: bị nước vào tai hoặc do chênh lệch áp suất.

Bị nước vào tai: Khi bị nước vào tai, có rất nhiều nguyên nhân như:

  • Trong quá trình bơi lội, người bơi không sử dụng các thiết bị bảo hộ khiến cho nước vào tai mà mọi người không kịp xử lý.
  • Khi bơi, người bơi bị sặc nước. Trường hợp này thường xuyên gặp ở người mới tập bơi và trẻ em.

Chênh lệch áp suất :Khi bơi lội, việc nhảy bục, lặn sâu trong nước, áp lực trên mặt nước và dưới nước khác nhau rất nhiều. Do đó, việc nhảy xuống nước cũng khiến áp suất nước thay đổi. Từ đó khiến đường nối thông từ tai giữa sang mũi họng bị xẹp lại gây ra dịch ứ đọng trong tai, từ đó khiến tai bị ù.

  1. Các triệu chứng của bệnh ù tai: Triệu chứng của bệnh ù tai hiện nay diễn ra với cảm giác vô cùng khó chịu, kéo dài từ hàm tới cổ họng. Một trong những triệu chứng điển hình chính là mắc kẹt nước trong tai. Kèm theo đó là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác và âm thanh. Cụ thể, các triệu chứng đó phải kể đến như:

  • Những người bị ù tai thường có cảm nhận rằng trong tai mình có những tiếng động như: gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu,…. 
  • Các tiếng động có thể xuất hiện liên tục hoặc bị ngắt quãng
  • Có thể nói, cảm nhận rõ nhất của người mắc chứng ù tai chính là về đêm và những lúc yên tĩnh.
  • Ngoài ra, hoa mắt, chóng mặt, váng đầu,… là những tình trạng thường xuyên xảy ra với người mắc triệu chứng này.
  1. Cách xử lý ù tai sau khi bơi đúng cách

       Có thể nói, ù tai ban đầu không gây hại cho mọi người nhưng nếu để lâu dần chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu, lắng lắng hay mất ngủ kéo dài. Chính vì vậy, việc này cần được phát hiện, xử lý sớm để tránh dẫn đến tình trạng viêm, sưng tấy hoặc chứng viêm ngoài tai, ống tai.  

Chính vì vậy, khi bị ù tai, mọi người hãy xử lý chúng sớm nhất có thể. Một vài phương pháp sau phần nào giúp bạn có thể cải thiện được việc này như:

Sử dụng thao tác Valsava

       Thao tác Valsava là phương pháp đơn giản giúp cân bằng áp suất trong cơ thể một cách hiệu quả thông qua đường thở bằng mũi. Nên bặm chặt môi và bịt một bên cánh mũi, sau đó từ từ hít vào thở ra ở bên mũi còn lại. Lặp lại thao tác trên một vài lần liên tục sẽ giúp tình trạng ù tai được cải thiện rõ rệt.

Kéo hoặc giật dái tai :Kéo hoặc giật dái tai trong khi nghiêng đầu xuống với bên tai có nước để nước văng ra ngoài. Cùng với đó, mọi người cũng có thể lắc đầu sang 2 bên để lượng nước vào tai không nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến tai.

Nằm nghiêng và úp tai xuống

      Đây là một trong các cách hiệu quả vì trọng lực tạo ra sẽ làm khô tai một cách tự nhiên mà không cần mất quá nhiều công sức. Ngoài ra, mọi người cũng có thể kê thêm gối cho không ảnh hưởng đến tai.

Dùng vải ấm

      Áp vải ấm vào tai là một trong những cách giúp tai nhanh chóng hết bị ù. Mọi người chỉ cần áp khoảng 30s, úp hoặc nghiêng tai có nước lại để chúng nhanh chóng khô, làm 4-5 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút. Khi đó, tai sẽ nhanh khô hơn rất nhiều. 

Nhai và ngáp

       Khi mọi người giả vờ như đang nhai gì đó hoặc nhai kẹo cao su sẽ giúp xương quai hàm chuyển động, giúp nước đọng lại tại vòi nhĩ được đưa ra ngoài. 

Ngáp là cách giúp mọi người có thể chuyển động cơ mặt, giúp các “bong bóng” nước trong tai có thể giảm sức ép và thoát bớt nước trong tai. Nếu mọi người có thể nghe thấy tiếng bốp của bóng vỡ hoặc cảm nhận được nước trong tai có thể thay đổi thì cách này đang hiệu quả với bạn.

  1. Cẩn thận với các cách chữa nước vào tai sai cách

Việc nước lọt vào tai khiến nhiều người có cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai… nên thường tìm cách lấy nước ra khỏi tai được nhanh nhất. Việc cố lấy nước ra khỏi tai sai cách có thể vô tình làm tổn thương ống tai như trầy xước da, gây “ùn tắc” tai do đẩy dồn ráy tai vào sâu bên trong và tăng nguy cơ nhiễm trùng như:

Tự dùng tăm bông lau tai: 

Tự ý đưa ngón tay hoặc móng tay cũng như các loại tự chế như ghim giấy, đầu cây viết, đầu nhíp, giấy se dài… vào tai: 

     Những vật cứng này khi đưa vào rất dễ làm tổn thương da ống tai, thậm chí làm thủng rách màng nhĩ, nhất là khi có ai đó vô ý chạm vào tay bạn.

  1. Cách phòng tránh ù tai

     Với những người đã bị ù tai sẽ hiểu được cảm giác khó chịu như thế nào.. Tuy nhiên, cách phòng tránh cũng không quá khó. Mọi người có thể thực hiện như sau:

  • Lau khô tai ngay sau khi bơi: Các bạn hãy sử dụng khăn lau sạch để lau các vùng ngoài tai. Đặc biệt, nên vỗ nhẹ vùng gần ống tai để có thể làm khô, nghiêng hoặc lắc đầu để nước trong tai chảy ra hết.
  • Hạn chế không được sử dụng tăm bông để ngoáy tai.
  • Không dùng nút tai hoặc bông gòn trong lúc ngủ khi trong tai vẫn còn nước. Bởi chúng cũng có tác hại tương đối giống với tăm bông, làm nước vào sâu hơn.
  1. Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào lỗ tai

        Nếu những cách chữa nước vào tai ở trên không hiệu quả hoặc bạn cảm thấy tình trạng đau tai kéo dài không khỏi hoặc tăng lên, khi kéo có mủ vàng hoặc xanh, màu khác thường, dịch có mùi tanh, ngứa tai,… mất khả năng nghe. Một số dấu hiệu nhiễm trùng sớm mà bạn cần để ý là:

  • Ngứa trong ống tai
  • Phần bên trong cửa tai bị sưng đỏ
  • Tai bị chảy dịch
  • Cảm giác nhức nhối hoặc đau hơn khi kéo vành tai hoặc ấn vào gờ bình tai ở cửa lỗ tai.

   Khi gặp bất kỳ 1 trong các triệu chứng trên bạn hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời.

(Note: Khi gặp các triệu chứng bất thường về Tai- Mũi – Họng nói chung và nước vào tai không đỡ thì bạn có thể đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An để được các bác sỹ có kinh nghiệm thăm khám và tư vấn.

Nguồn: Báo sức khỏe đời sống, báo Vnexpress, Báo hellobacsi).