Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > Ứng dụng của di truyền học tế bào trong chẩn đoán bệnh lý huyết học, truyền máu

Ứng dụng của di truyền học tế bào trong chẩn đoán bệnh lý huyết học, truyền máu

Khoa Huyết học lâm sàng,  Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

1. Di truyền học tế bào là gì?

Những tiến bộ khoa học đang cho phép chúng ta khám phá bộ gen người và thu thập thông tin từ nó. Xét nghiệm di truyền là một loại xét nghiệm nhằm xác định những thay đổi trong gen, nhiễm sắc thể hoặc protein. Kết quả của xét nghiệm di truyền có thể xác nhận hoặc loại trừ tình trạng nghi ngờ về di truyền hoặc giúp xác định nguy cơ phát triển hoặc di truyền rối loạn di truyền của một người.

Ứng dụng trong huyết học:

  + Trong chẩn đoán bệnh máu (Di truyền và ác tính)

  + Trong phân loại và tiên lượng

  + Trong theo dõi điều trị và phát hiện bệnh tái phát

2. Có những phương pháp xét nghiệm di truyền học như thế nào?

Quần thể, thực nghiệm

– Di truyền người: Phả hệ, chủng tộc: Đặc điểm (kiểu hình); NC mức độ tế bào; DT phân tử

– Di truyền tế bào: Tình trạng vật chất di truyền tế bào và các bất thường “clone”

  + Nghiên cứu Vật chất di truyền ở bệnh “di truyền”

  + Nghiên cứu phát hiện 1 số bệnh nhiễm sắc thể

  + Nghiên cứu bất thường vật chất di truyền mô ác tính.

3. Phương pháp di truyền học tế bào phát hiện được những bệnh gì?

3.1. Bệnh di truyền:

– Do bất thường NST: Các hội chứng, xét nghiệm bằng di truyền tế bào

– Do gen bệnh (gen đột biến tạo Protein bất thường)

Nhiều nhưng hai nhóm bệnh Huyết học ý nghĩa là:

+ HEMOPHILIA ( và Một số bệnh rối loạn đông máu khác)

+ BỆNH Hb (Thalassemia và Hb bất thường)

3.2. Bệnh máu ác tính:

Tế bào máu hoạt động -> huỷ ->  Thay thế bằng sinh máu

–  Sinh máu: sinh sản – biệt hoá – trưởng thành

–  Điều hoà sinh máu thông qua hoạt động gen: gen hoạt động ->  protein  –  Nhân lên tế bào – Biệt hoá và trưởng thành

–  Gen TB gốc sinh máu biến đổi -> Bệnh

– Nguyên nhân biến đổi gen: nhiều, trong đó có bất thường NST bên ngoài và/ hoặc di truyền -> Biến đổi gen ở tế bào gốc

+ Bất thường mức nhiễm sắc thể: số lượng, cấu trúc.

+ Bất thường mức độ ADN: đột biến điểm, mất đoạn, thêm đoạn, biến tính khuôn di truyền.

4. Một số kỹ thuật nhiễm sắc thể

Phân tích nhiễm sắc thể:

+ Nuôi cấy:

+ Nhuộm KST

– Kỹ thuật FISH

– Kỹ thuật PCR

– Giải trình tự gen…

5. Ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý Huyết học

5.1. Chẩn đoán Hemophilia

– Hemophilia A: Nặng: PCR (long PCR) phát hiện đảo đoạn in.22, in. 1; Nếu (-): Giải trình tự; Nhẹ: Giải trình tự

– Hemophilia B: Giải trình tự

– Chẩn đoán người mang gen (gián tiếp)

5.2. Chẩn đoán mang gen Thalassemia

5.3. Nhiều bệnh máu DT

– Thiếu máu Fanconi, tan máu do enzym, màng HC…

– Chảy máu, Huyết khối do yếu tố đông máu, tiêu sợi huyết và Kháng đông sinh lí, Bệnh tiểu cầu…

5.4. Bệnh máu ác tính

+ CML: NST Ph1 là tiêu chuẩn chẩn đoán

+ AML: bất thường tái diễn như t(8;21), t(15;17), inv(16) hay t(16;16) ở người bệnh có < 20% blast (>10% blast  tủy hoặc máu + Bất thường * = AML)

+ APL với t(15;17)

+ MDS: del5q…

Mỗi loại bất thường có đặc thù về biểu hiện, tiến triển và đáp ứng điều trị khác nhau, từ đó phân loại về nhóm nguy cơ (cao, trung bình, thấp) và đưa ra hướng điều trị. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì tiến bộ di truyền tế bào đóng vai trò quan trọng trong phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lý Huyết học cũng như các bệnh lý khác.