Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang

1. Ung thư bàng quang là gì?

Bàng quang là một cơ quan hình quả bóng ở vùng xương chậu, chứa nước tiểu. Theo đó, ung thư bàng quang là một loại ung thư có nguồn gốc từ bàng quang, chúng thường xuất phát từ các tế bào lót bên trong của bàng quang. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở người lớn tuổi.

Hầu hết, ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Khi đó, người bệnh có cơ hội điều trị khỏi bệnh là rất cao. Tuy nhiên, ngay cả ung thư giai đoạn sớm vẫn có khả năng tái phát. Vì lý do này, sau khi điều trị, những người bị ung thư bàng quang thường được theo dõi trong nhiều năm để phát hiện ung thư tái phát.

2. Triệu chứng ung thư bàng quang

Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư bàng quang bao gồm:

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu (tiểu máu): nước tiểu có màu màu đỏ nhạt hoặc màu cola. Nước tiểu có thể bình thường, nhưng có máu khi kiểm tra bằng kính hiển vi.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đi tiểu đau.
  • Đau lưng.
  • Đau vùng xương chậu.
    3. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang

Không phải lúc nào cũng có thể biết rõ ràng nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang. Tuy nhiên, ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm bức xạ và phơi nhiễm với hóa chất.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Tuổi tác: Nguy cơ bệnh ung thư bàng quang tăng theo độ tuổi
  • Màu da: Người da trắng có nguy cơ ung thư bàng quang hơn những người thuộc các chủng tộc khác.
  • Nam giới: Nam giới có tần suất ung thư bàng quang cao hơn so với phụ nữ.
  • Tiếp xúc với hóa chất:
  • Viêm bàng quang mạn tính
  • Yếu tố gia đình: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh, nguy cơ ung thư bàng quang tăng.
  • Bệnh Lynch: Có thể làm tăng nguy cơ ung thư trong hệ thống tiết niệu, cũng như trong đại tràng, tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác.
  1. Các loại ung thư bàng quang

Các loại tế bào khác nhau của bàng quang đều có thể trở thành ung thư. Nguồn gốc tế bào bàng quang nơi ung thư xuất phát xác định loại ung thư bàng quang. Loại ung thư bàng quang sẽ quyết định phương pháp điều trị.

Các loại ung thư bàng quang bao gồm:

  • Ung thư tế bào chuyển tiếp:
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy:
  • Ung thư tuyến.

Một số bệnh ung thư bàng quang có thể gồm nhiều hơn một loại tế bào.

5. Chẩn đoán ung thư bàng quang

Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư bàng quang có thể bao gồm:

  • Soi bàng quang:
  • Sinh thiết: khi soi bàng quang, bác sĩ của bạn có thể dùng một dụng cụ đặc biệt đưa vào bàng quang để thu thập một mẫu tế bào (sinh thiết) để thử nghiệm.
  • Tế bào học nước tiểu: Một mẫu nước tiểu của người bệnh được phân tích dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.
  • CT scan
  • Chụp cộng hưởng từ(MRI)
  • Xạ hình xương(Bone Scan)
  • Chụp X-quang ngực

Các giai đoạn của ung thư bàng quang:

  • Giai đoạn I: Ung thư xảy ra ở lớp lót bên trong của bàng quang nhưng đã không xâm lấn đến lớp cơ bàng quang.
  • Giai đoạn II. Ung thư đã xâm lấn vào cơ bàng quang nhưng vẫn còn giới hạn trong bàng quang.
  • Giai đoạn III. Các tế bào ung thư đã lan tràn qua thành bàng quang đến mô xung quanh.
  • Giai đoạn IV. Đến giai đoạn này, các tế bào ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyếtvà các cơ quan khác, chẳng hạn như xương, gan, phổi.
  1. Điều trị ung thư bàng quang

Phương pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn sớm

Nếu ung thư còn rất nhỏ và chưa xâm lấn cơ của bàng quang, bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật cắt bỏ khối u: cắt bỏ khối u của bàng quang nội soi qua niệu đạo (TURBT) thường được sử dụng để loại bỏ ung thư bàng quang còn giới hạn ở lớp bên trong của bàng quang.

  • Phẫu thuật để cắt bỏ khối u và một phần nhỏ của bàng quang: Phẫu thuật này còn được gọi là cắt bán phần bàng quang. Các bác sĩ phẫu thuật chỉ loại bỏ một phần của bàng quang có chứa tế bào ung thư. Phẫu thuật này hiếm khi được sử dụng và chỉ có thể là một lựa chọn nếu ung thư đơn độc được giới hạn trong một vùng của bàng quang có thể dễ dàng loại bỏ mà không làm tổn hại đến chức năng bàng quang.
  • Liệu pháp sinh học (miễn dịch): Liệu pháp sinh học, đôi khi được gọi là miễn dịch, hoạt động bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Sinh học trị liệu ung thư bàng quang thường được đưa thuốc qua niệu đạo và trực tiếp bàng quang (liệu pháp hoá trị trong bàng quang).
  • Bacille Calmette-Guerin (BCG): Là thuốc sinh học được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang.
  • Phẫu thuật ung thư bàng quang xâm lấn: Nếu ung thư đã xâm lấn các lớp sâu hơn của thành bàng quang, bác sỹ có thể xem xét: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang là phẫu thuật loại bỏ toàn bộ bàng quang, cũng như các hạch bạch huyết xung quanh. Ở nam giới, cắt bàng quang thường bao gồm cắt bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở phụ nữ, cắt bàng quang gồm cắt bỏ tử cung, buồng trứng và một phần của âm đạo
  • Phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu: Ngay sau khi cắt bàng quang, bác sĩ phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu qua một cách mới. Bác sĩ phẫu thuật có thể tạo hình một đoạn ruột tạo ra một túi chứa nước tiểu.
  • Hóa trị: Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị đôi khi kết hợp với xạ trị trong trường hợp không còn khả năng phẫu thuật.
  • Xạ trị: Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.  Trong một số trường hợp, xạ trị đôi khi kết hợp với hóa trị liệu khi không còn khả năng phẫu thuật, mặc dù điều này thường được coi là một lựa chọn cuối cùng.