Nhiều trẻ em ở Việt Nam bị vẹo cột sống nhưng không được phát hiện sớm. Rất nhiều trẻ khi đến bệnh viện khám với cột sống vẹo trên trăm độ, một “kỷ lục” khó thấy ở các nước tiên tiến – nơi mà chỉ 40 hay 45 độ là đã được phẫu thuật!
DẤU HIỆU PHÁT HIỆN SỚM VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ EM
Bình thường cột sống của trẻ thẳng hàng khi nhìn từ cổ xuống lưng và thắt lưng. Nhìn ngang, cột sống hơi cong ở lưng và ưỡn bình thường ở thắt lưng. Nếu bị tật vẹo cột sống, nhìn phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, lồng ngực nhô lên một bên, có thể kèm theo vùng hông – thắt lưng nhô phía bên kia; xương chậu và háng cao hơn bên kia; cột sống lệch sang bên. Cho trẻ cúi thắt lưng, nhìn phía sau sẽ thấy rõ lồng ngực hay hông thắt lưng nhô lên một hay hai bên.
Đây là cách khám đơn giản giúp phát hiện các tật vẹo cột sống tương đối sớm do tác giả Adam đề xuất mà cha mẹ, người thân đều có thể tự khám thấy được cho trẻ trước khi tham vấn bác sĩ chuyên khoa cột sống. Vẹo cột sống có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tuổi dễ phát triển nhanh nhất là dậy thì (10 – 17 tuổi ở các trẻ gái, nhất là ở giai đoạn tuổi có kinh, và 12 – 18 tuổi ở các trẻ trai).
Trẻ bị vẹo cột sống
Có ba cấp độ vẹo cột sống:
Cấp độ 1: Vẹo cột sống nhẹ. Cột sống đã lệch nhưng chỉ có thể phát hiện bởi các chuyên gia, chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Cấp độ 2: Nhìn từ phía sau đã thấy cột sống cong vẹo, gù xương sườn do đốt sống bị xoay, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp nhẹ.
Cấp độ 3: Nhìn rõ cột sống vẹo lệch sang bên, ảnh hưởng nặng chức năng hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu, khớp háng, chiều dài của lưng, thắt lưng ngắn lại, xương sườn ngực bị biến dạng gây suy hô hấp mạn tính, xuất hiện bệnh tim phổi mạn, các cơ quan trong ổ bụng bị chèn ép…
VÌ ĐÂU TRẺ VẸO CỘT SỐNG?
Quan niệm cho rằng nguyên nhân vẹo cột sống là do đứng hay ngồi tư thế xấu, xách nặng một bên, do ngủ co quắp, thiếu sinh tố hay thiếu canxi thật ra không đúng.
Vẹo cột sống trẻ em có nhiều nguyên nhân: Bẩm sinh, vẹo cột sống kèm theo các bệnh lý tuỷ sống hay thần kinh cơ (bướu đa sợi thần kinh, hội chứng Marfan, rỗng tuỷ sống, thoát vị hạnh nhân tiểu não, di chứng sốt bại liệt…) hay không rõ nguyên nhân (vô căn).
Vẹo cột sống vô căn chiếm đa số (60 – 70%). Hầu hết trẻ dưới ba tuổi bị vẹo cột sống bẩm sinh hay liên quan bệnh lý, khó điều trị và tiên lượng nặng. Khoảng 20% trẻ vẹo cột sống thiếu nhi (từ 3 – 10 tuổi) có nguyên nhân bệnh lý kèm theo, đa số không rõ nguyên nhân. Sau 10 tuổi, trẻ vẹo cột sống vô căn diễn biến nặng cho đến khi dừng lại ở độ tuổi trưởng thành.
Vẹo cột sống người lớn là hậu quả của vẹo cột sống lúc nhỏ bị quên lãng hoặc vô căn hay bệnh lý. Nhìn chung, 80% dị tật cột sống có nguyên nhân vô căn. Khoảng 30% có tiền căn gia đình liên quan đến di truyền. Càng nhỏ tuổi nguyên nhân bệnh lý càng nhiều, càng khó điều trị. Vẹo cột sống ở tuổi thanh thiếu niên thường là vô căn, việc điều trị thường cho kết quả và dự hậu tốt dù bảo tồn (giữa 20 – 40 độ vẹo) hay phẫu thuật (trên 40 độ vẹo). Tuy nhiên, bệnh nhân càng đến trễ, vẹo càng nặng thì phẫu thuật càng nguy hiểm, dự hậu càng dè dặt.
Vì vậy, các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm đến cột sống của con em. Các trẻ cũng chớ e dè hỏi ý kiến cha mẹ, thầy cô khi thấy mình mặc áo dài không đẹp do gù nhô xương sườn, hay thấy sự bất thường ở vai (vai này thấp hơn vai kia).
CÁCH CHỮA CỘT SỐNG Ở TRẺ EM TUỲ MỨC ĐỘ VẸO
Điều trị vẹo cột sống dựa chủ yếu vào góc vẹo cột sống được khảo sát trên hình ảnh học. Có những cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em:
Trẻ được theo dõi đánh giá bởi X-quang qua mỗi ba hay sáu tháng. Việc tập luyện cơ bắp, cơ vùng bụng và thắt lưng như đu xà ngang… giúp cột sống của trẻ khoẻ và mềm dẻo hơn. Không nên cho trẻ kéo tạ, nắn bẻ xương sống, châm cứu, day bấm huyệt… vì không giúp ngăn chặn vẹo cột sống.
Cần lưu ý mang nẹp đúng chỉ định: nẹp Boston cho vẹo cột sống thắt lưng, nẹp Milwaukee cho vẹo cột sống ngực, nẹp Charleston cho sự nắn bẻ cột sống. Nẹp đêm không có giá trị cho trẻ vẹo cột sống. Không nên kéo dài nẹp thân vì sẽ gây lở loét da, nơi các điểm tì đè của nẹp lên thân. Việc mang nẹp là một cực hình đối với trẻ vẹo vì phải mang khoảng 23/24 giờ mỗi ngày, nhất là ở xứ nóng như nước ta.
Một số giờ bỏ nẹp được bác sĩ cho phép để hoạt động thể thao hay sinh hoạt bình thường. Việc mang nẹp sẽ kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành, khi ngưng phát triển hệ xương khớp, cột sống.
Hiện nay, tiến bộ nhất là áp dụng ốc chân cung cho toàn bộ cấu hình nắn chỉnh vẹo cột sống và hàn xương sống sau với ghép tự thân (mào chậu). Nắn chỉnh vẹo cột sống bằng phẫu thuật rất nguy hiểm cho trẻ do chức năng hô hấp đã kém, độ vẹo quá lớn và chi phí dụng cụ mua của nước ngoài khá cao (30 – 90 triệu đồng).
Sau phẫu thuật, trẻ có thể đi lại sau vài ngày, xuất viện sau một tuần, ngồi, đứng và đi lại không cần mang nẹp thân sau một tuần, sinh hoạt thể thao bơi lội được sau một tháng, thể thao dùng lực vừa phải sau từ chín tháng đến một năm, không làm nặng trong một năm. Các bé phải tập thở liên tục ngay sau mổ như đã từng làm trước khi mổ. Ăn uống cần đủ chất dinh dưỡng, chú ý dùng thêm canxi 1g/ngày, sinh tố D 400UI/ngày… Trẻ thường lên cân sau mổ nếu tập thở liên tục, sinh hoạt thể dục hàng ngày và ăn uống đầy đủ. Tập luyện giúp cột sống mềm dẻo hơn phần còn lại sau khi hàn xương lối sau (khiến các cử động bị giới hạn hơn trước). Tránh hẳn các môn thể thao dùng lực nhiều, những sinh hoạt nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, đá banh (chừng mực)… được khuyến khích. Các trẻ gái về sau vẫn lập gia đình, sanh đẻ bình thường trong hầu hết trường hợp.
Ngoài 3 cách điều trị vẹo cột sống ở trẻ em trên thì phương pháp cuối cùng, là tia hy vọng lớn được đánh giá an toàn, không có tác dụng phụ, hiệu quả nhanh nhất, bền vững chỉ sau 10 ngày điều trị tại nhà.
Thông báo ngừng hoạt động khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Thứ 7, Ngày 07/9/2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đón tiếp đoàn Bệnh viện đa khoa Yên Bái đến thăm và làm việc
Thông báo về lịch nghỉ ngày Lễ Quốc Khánh 2/9 năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Giải Thể thao chào mừng 106 năm Ngày truyền thống Bệnh viện (18/9/1918 – 18/9/2024)
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN