1. Định nghĩa
– Viêm tuyến tiền liệt (TLT) là sự sưng đau của tuyến tiền liệt, một tuyến thuộc hệ tiết niệu, tham gia hoạt động tiểu tiện nhưng có liên đến quan chức năng sinh sản và hoạt động tính dục. Viêm tuyến tiền liệt có thể do hoặc không do nhiễm khuẩn.
– Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý của nam giới, thường gặp độ tuổi 50 hoặc trẻ hơn. Viêm TTL có thể do hoặc không do nhiễm vi khuẩn, được chia làm 4 thể bệnh như sau:
– Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm chủ yếu
Thường gặp viêm tuyến tiền liệt là do nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn này trước đó gây viêm nhiễm các cơ quan lân cận tuyến tiền liệt như gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang. Vi khuẩn này có khi ngược đường dẫn tinh, gây ra viêm mào tinh, viêm tinh hoàn.
+ Hiếm khi gặp viêm cấp tính do vi khuẩn từ máu đến xâm nhập vào tuyến tiền liệt.
+ Vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt thường gặp là nhóm trực trùng Gram âm, từ đường ruột, như E.coli, rất hiếm gặp viêm tuyến tiền liệt đặc hiệu do vi khuẩn lao.
+ Các thương tổn thần kinh sau phẫu thuật đường tiết niệu dưới hoặc sang chấn vùng hội âm sau chạy xe đạp lâu ngày, có thể gây viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn.
+ Một số trường hợp viêm tuyến tiền liệt không rõ nguyên nhân
– Có thể gặp nhiều triệu chứng phối hợp
3. Triệu chứng
– Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh. Thường gặp một hay nhóm các triệu chứng sau:
+ Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
+ Tiểu khó, tiểu rặn buốt
+ Tiểu nhiều lần, tiểu đêm
+ Tiểu đục
+ Tiểu máu
+ Đau bụng hạ vị, có khi đau vùng thắt lưng, đau lan xuống chân
+ Đau vùng hội âm giữa bìu và hậu môn
+ Đau bìu, cảm giác tức khó chịu ở tinh hoàn
+ Xuất tinh đau, xuất tinh máu
+ Đôi khi có các triệu chứng giống cảm sốt do nhiễm siêu vi
+ Một số bệnh nhân nam giới đến khám do hiếm muộn
– Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Có các triệu chứng khởi phát đột ngột, còn có sốt cao, ớn lạnh đi kèm buồn nôn, ói mửa.
– Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn: Giữa các đợt viêm cấp, quý ông bị viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn có thể không có triệu chứng, hoặc có thể các triệu chứng nhẹ hơn đợt cấp tính.Vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể do một lượng nhỏ vi khuẩn “ẩn” trong tuyến tiền liệt và không bị tiêu diệt hết khi điều trị.
– Viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn, hoặc hội chứng đau vùng chậu mạn tính: Được xem như hội chứng đau vùng chậu mạn tính, khi bệnh nhân đã loại trừ các bệnh khác ở vùng chậu, như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, bệnh lý u tiết niệu sinh dục, bệnh hậu môn- trực tràng.
– Viêm tuyến tiền liệt được coi là mạn tính nếu các triệu chứng kéo dài ít nhất là ba tháng. Đối với một số quý ông, các triệu chứng không tiến triển theo thời gian, vài người khác có các triệu chứng xuất hiện từng đợt như theo chu kỳ. Một số trường hợp có thuyên giảm triệu chứng theo thời gian mà không cần điều trị.
4. Yếu tố nguy cơ gây viêm tuyến tiền liệt
– Nam giới trẻ tuổi hoặc trung niên
– Đã từng được chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt
– Nhiễm khuẩn ở bàng quang hoặc niệu đạo
– Chấn thương vùng hội âmdo chạy xe đạp hoặc cưỡi ngựa
– Có đặt ống thông tiểu vào niệu đạo lấy nước tiểu trong bàng quang
– Đã từng được sinh thiết tuyến tiền liệt
– Nhiễm HIV/AIDS
5. Chẩn đoán:
– Bác sĩ sẽ chẩn đoán thể bệnh viêm tuyến tiền liệt dựa vào nhiều yếu tố như khai thác bệnh sử, tiền căn của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng và cách xuất hiện triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ còn thăm khám tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng, xác định độ lớn, mật độ, chạm vào tuyến tiền liệt có gây đau hay không, mức độ đau, nhạy cảm khi sờ chạm tuyến.
– Các xét nghiệm bổ sung chẩn đoán, như:
+ Nước tiểu: các thành phần sinh hóa, tế bào, vi khuẩn; nuôi cấy nước tiểu phân lập vi khuẩn gây bệnh
+ Xét nghiệm máu: công thức máu , chỉ số PSA. Nhiều trường hợp PSA tăng cao do viêm tuyến tiền liệt
+ Lấy dịch từ niệu đạo chảy ra sau mát-xa tuyến tiền liệt để lấy dịch tiết chảy ra
+ Siêu âm tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng
+ Chụp cắt lớp điện toán vùng chậu hoặc chụp cộng hưởng từ vùng chậu, đánh giá tuyến tiền liệt.
6. Điều trị
– Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ có lựa chọn điều trị khác nhau.
– Điều trị với kháng sinh: Các trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn cần điều trị kháng sinh. Chọn lựa kháng sinh phù hợp và thuốc ngấm tốt đến tuyến tiền liệt, đa số chọn kháng sinh đường uống.Sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng cần nhập viện. Thời gian dùng kháng sinh kéo dài từ 4- 6 tuần. Viêm TTL mạn tính do vi khuẩn dễ tái phát khi dùng kháng sinh không đủ liều và đủ thời gian
– Thuốc chẹn anpha: Tác động lên cổ bàng quang, giúp bệnh nhân tiểu dễ hơn và giúp tuyến tiền liệt bị viêm được nghỉ ngơi
– Thuốc giảm đau, kháng viêm: Cần bác sĩ kê toa nghiêm ngặt do tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, hoặc gây tương tác một số thuốc khác, như tim mạch, đái tháo đường, đông máu…
– Các thực phẩm chức năng: Hiện nay chưa có chứng cứ Y học về các thức phẩm chức năng hỗ trợ hiệu quả điều trị viêm tuyến tiền liệt.
7. Phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt
– Quan hệ tình dục điều độ: giúp tránh tình trạng ứ đọng dịch tại tuyến tiền liệt.
– Uống nhiều nước và thường xuyên đi tiểu: uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, tăng cường bài tiết; đi tiểu thường xuyên giúp tránh cặn lắng nước tiểu ứ đọng bàng quang, và giúp cho hoạt động tống xuất nước tiểu của bàng quang, niệu quản và thận đều đặn hơn.
– Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều gia vị cay, nóng, hạn chế thuốc lá, rượu bia.
– Thường xuyên luyện tập thể thao, đặc biệt những quý ông làm việc văn phòng phải ngồi nhiều trong thời gian dài.
👉👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Thông báo về việc: Kết quả vấn đáp kiểm tra sát hạch xét tuyển viên chức Kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do chấn thương bụng, vỡ gan
Thông báo về việc: Thời gian tổ chức thi tuyển kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Thông báo về việc: Thời gian, địa điểm tổ chức xét tuyển kỳ xét tuyển viên chức năm 2024
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN