Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > WHO tuyên bố chất làm ngọt nhân tạo aspartame có thể gây ung thư

WHO tuyên bố chất làm ngọt nhân tạo aspartame có thể gây ung thư

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), là chi nhánh ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần đây đã chỉ ra rằng aspartame có thể sẽ được tuyên bố là “chất có thể gây ung thư cho con người”.

Aspartame là gì?

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu về chất làm ngọt nhân tạo (ASW) để giảm tỷ lệ béo phì và tiểu đường, aspartame được phát hiện vào năm 1965 và cuối cùng được đưa ra thị trường vào năm 1981. Aspartame ngọt hơn đường từ 150-200 lần và do đó, không làm tăng giá trị calo của các sản phẩm thực phẩm và đồ uống.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), lượng tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (ADI) đối với aspartame là 50 mg/kg, trong khi các cơ quan quản lý châu Âu khuyến nghị ADI là 40 mg/kg đối với aspartame cho cả người lớn và trẻ em. Trên khắp thế giới, aspartame có thể được tìm thấy trong hơn 6.000 loại sản phẩm, bao gồm thực phẩm và đồ uống, thuốc ho và một số loại kem đánh răng, do đó cho thấy bản chất phổ biến của hóa chất này trong nhiều vật dụng hàng ngày.

Mặc dù hầu hết các sản phẩm thực phẩm và đồ uống có aspartame được quảng cáo là lựa chọn thay thế ‘lành mạnh’ hoặc ‘chế độ ăn kiêng’ cho các sản phẩm có đường, khả năng của các sản phẩm này trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì chưa bao giờ được xác nhận. Thay vào đó, một số bằng chứng cho thấy hương vị của cả đồ uống có đường và ngọt nhân tạo làm tăng cảm giác đói và do đó, gây tăng cân.

Aspartame có gây ung thư không?

Sau khi tiêu thụ aspartame, hóa chất này được thủy phân và hấp thụ qua đường tiêu hóa (GI). Quá trình này dẫn đến việc giải phóng metanol, axit aspartic và phenylalanine.

Quá trình chuyển hóa metanol bắt đầu ở gan, nơi đầu tiên nó bị oxy hóa thành formaldehyd sau đó lại thành axit formic. Ngoài những tổn thương trực tiếp mà methanol gây ra cho gan, formaldehyde còn gây độc trực tiếp cho tế bào gan và liên quan đến các đặc tính gây ung thư.

Một số nghiên cứu đã điều tra khả năng gây ung thư của aspartame. Ví dụ, một nghiên cứu trên chuột cho thấy tiếp xúc với aspartame sớm trong cuộc sống làm tăng nguy cơ chuột con sau đó phát triển ung thư.

Số lượng lớn các nghiên cứu in vivo và in vitro cho thấy vai trò tiềm năng của aspartame trong sự phát triển của ung thư đã khiến nhiều cơ quan quản lý, như IARC, xem xét lại sự an toàn của aspartame đối với con người. Tương tự như vậy, kết quả từ những nghiên cứu này cũng đã hỗ trợ các nghiên cứu trên người, phần lớn là khan hiếm.

Trong một nghiên cứu dựa trên dân số gần đây của Pháp, các nhà nghiên cứu đã báo cáo tăng nguy cơ ung thư liên quan đến việc tiêu thụ aspartame. Những người này được phát hiện có nguy cơ đặc biệt cao mắc ung thư vú và các bệnh ung thư liên quan đến béo phì bao gồm ung thư đại trực tràng, dạ dày, gan, miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, buồng trứng, nội mạc tử cung và tuyến tiền liệt.

Những phát hiện này hỗ trợ cho sự liên đới riêng biệt của aspartame đối với các nguy cơ ung thư cụ thể. Trong khi aspartame dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy, những người đàn ông tiêu thụ aspartame dường như có nguy cơ phát triển u lympho không Hodgkin và đa u tủy xương cao hơn.

Các ảnh hưởng sức khỏe khác của aspartame

Phán quyết dự kiến của IARC có thể sẽ làm dấy lên lo ngại của người tiêu dùng về việc tiêu thụ các sản phẩm aspartame của họ. Do đó, ngoài việc giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư bằng cách giảm hoặc loại bỏ việc tiêu thụ các sản phẩm aspartame, người tiêu dùng cũng sẽ được bảo vệ chống lại các ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn khác nhau của aspartame.

Tính gây quái thai

Khi mang thai, điều quan trọng là các bà mẹ phải tiêu thụ một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sự phát triển đúng đắn của thai nhi, cũng như sức khỏe tổng thể của người mẹ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng tiêu thụ ASW trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non và các bệnh dị ứng ở thai nhi.

Nhiều nghiên cứu in vivo cũng đã báo cáo một loạt các tác dụng gây quái thai liên quan đến tiêu thụ aspartame trong thai kỳ, một số trong đó bao gồm dung nạp glucose và insulin bất lợi, thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cân nhiều hơn, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và ung thư liên quan đến hormone ở trẻ sơ sinh.

Rối loạn hành vi

Các tác động thần kinh khác nhau đã được quy cho phơi nhiễm aspartame, một số trong đó bao gồm rối loạn thần kinh và hành vi, cũng như một số phản ứng tâm thần kinh bao gồm đau đầu, co giật và trầm cảm. Những tác động này phần lớn là do sự chuyển hóa của aspartame, dẫn đến việc sản xuất phenylalanine, axit aspartic và metanol, tất cả đều có thể vượt qua hàng rào máu não (BBB) và tương tác trực tiếp với các chất dẫn truyền thần kinh.

Ngoài những tác động trực tiếp của aspartame lên hệ thần kinh trung ương (CNS), sự tương tác của nó với hệ vi sinh vật đường ruột cũng có thể góp phần thay đổi hành vi lâu dài. Những thay đổi microbiome này cũng làm tăng sự giải phóng corticosterone và hormone vỏ thượng thận (ACTH).

Theo Benedette Cuffari, M.Sc.  – Bs Lê Đình Sáng (Dịch)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Czarnecka, K., Pilarz, A., Rogut, A., et al. (2021). Aspartame – True or False? Narrative Review of Safety Analysis of General Use in Products. Nutrients 13(6). doi:10.3390/nu13061957.
  • Debras, C., Chazelas, E., Srour, B., et al. (2022). Artificial sweeteners and cancer risk: Results from the NutriNet-Sante population-based cohort study. PLoS Medicine. doi:10.1371/journal.pmed.1003950.