Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Xét nghiệm Công thức máu là gì và có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm Công thức máu là gì và có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh

Khoa Huyết học, Trung tâm Xét nghiệm

Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

 1. Xét nghiệm Công thức máu là là gì?

Xét nghiệm công thức máu (hay còn gọi là tổng phân tích tế bào máu ngoại vi) là một trong những phương pháp xét nghiệm phổ biến và quan trọng trong chăm sóc sức khỏe hiện đại. Vậy, xét nghiệm công thức máu có vai trò gì trong việc khám và điều trị y tế ?

Ngày nay, xét nghiệm này được coi là một phần không thể thiếu trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Nhờ vào kết quả xét nghiệm công thức máu, bác sĩ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp và kịp thời.

Xét nghiệm công thức máu không chỉ đơn giản là một phần trong quá trình khám bệnh, mà còn giúp các bác sĩ nắm bắt được nhiều chỉ số quan trọng trong máu, bao gồm các chỉ số của bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Những chỉ số này có thể cung cấp thông tin hữu ích để chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

2. Xét nghiệm Công thức máu có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm công thức máu đóng vai trò thiết yếu trong việc phát hiện, đánh giá và theo dõi nhiều bệnh lý khác nhau. Đây là một công cụ hữu ích giúp các bác sĩ đưa ra các quyết định chính xác về việc điều trị và chăm sóc sức khỏe

  • Đánh giá sức khỏe tổng thể: Xét nghiệm công thức máu toàn phần là một phần quan trọng trong các buổi khám sức khỏe định kỳ, giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng quát của bạn.
  • Chẩn đoán bệnh: Khi bạn gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, viêm nhiễm, chảy máu hay bầm tím, xét nghiệm công thức máu sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó.
  • Theo dõi tình trạng bệnh lý: Với những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến số lượng tế bào máu, xét nghiệm này giúp theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.
  • Theo dõi quá trình điều trị: Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu, việc xét nghiệm công thức máu định kỳ là cách để theo dõi sự thay đổi trong tình trạng sức khỏe của họ

Xét nghiệm công thức máu gồm nhiều chỉ số, mỗi chỉ số có ý ngĩa khác nhau, cụ thể:

  • WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu:
  • Giá trị bình thường khoảng từ 4.0 – 10 G/L
  • Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
  • Giảm trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,..
  • LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)
  • Giá trị bình thường 0.8-4.0 G/L
  • Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B.
  • Lymphocyte tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,..Giảm trong nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,…
  • NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính
  • Giá trị bình thường 2.0-7.0 G/L
  • Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.
  • Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, … Giảm trong nhiễm thiếu máu bất sản, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…
  • MONO (monocyte) – bạch cầu mono
  • Giá trị bình thường 0.1-1.5 G/L
  • Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Tăng do nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho, …
  • Giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid.
  • EOS (eosinophils) – bạch cầu ái toan
  • Giá trị bình thường 0-0.7 G/L
  • Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu. Bạch cầu này tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng… giảm do sử dụng corticosteroid
  • BASO (basophils) – bạch cầu ái kiềm
  • Thường từ 0-0.2 G/L và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng
  • Tăng trong bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu…. giảm do tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn….
  • RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu
  • Giá trị thông thường khoảng từ 3.8 – 5.4 G/L
  • Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước
  • Giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy,…
  • HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu
  • Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
  • Giá trị bình thường 120 – 165 g/L
  • Tăng trong mất nước, bệnh tim mạch, bỏng, bệnh lý đa hồng cầu,……
  • Giảm trong thiếu máu, xuất huyết, tán huyết,……
  • HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần
  • Giá trị bình thường 0.35 – 0.5 L/L.
  • Tăng trong bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu
  • Giảm trong mất máu, thiếu máu, xuất huyết
  • MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu
  • Giá trị bình thường: 85 – 92 femtoliter (fl)
  • Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu
  • Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính
  • MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu
  • Giá trị này được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu, thường nằm trong khoảng từ 28 đến 32 picogram (pg)
  • Tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh
  • Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia,…
  • MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu
  • Tính bằng cách lấy HGB/HCT và thường trong khoảng từ 320 -360 g/L
  • MCHC tăng giảm trong các trường hợp tương tự MCH
  • RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu
  • Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều
  • Giá trị bình thường từ 11 đến 15%
  • PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu
  • Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim
  • Giá trị thường trong khoảng từ 150-450 G/L
  • Tăng trong chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, viêm nhiễm, rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh lý tăng tiểu cầu tiên phát,…
  • Giảm trong suy tủy hoặc ức chế tuỷ xương, cường lách, ung thư di căn, hóa trị liệu, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh, xuất huyêt giảm tiểu cầu,…
  • PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu
  • Thường nằm trong khoảng 9-17 fL
  • Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, giảm trong nghiện rượu
  • MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu
  • Thường trong khoảng từ 6,5 đến 12 fL
  • Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…giảm trong thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…

4. Để kết quả xét nghiệm công thức máu chính xác bạn cần phải lưu ý gì?

Nếu chỉ xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu không yêu cầu khắt khe, bạn có thể ăn uống bình thường trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên, nếu thực hiện thêm các xét nghiệm khác như sinh hoá, vi sinh các bạn cần tuân thủ nguyên tắc lấy mẫu của các xét nghiệm đó.

  • Nhịn ăn trước khi xét nghiệm

Xét nghiệm một số chỉ số trong máu như đường huyết, mỡ máu,… cho kết quả chính xác nhất khi bạn nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng. Vì lượng thức ăn bạn tiêu thụ sẽ dần biến đổi thành dạng đường glucose. Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm. Thế nhưng với một số xét nghiệm như HIV, Alzheimer hay suy thận thì bạn không nhất thiết phải nhịn ăn. Ngoài ra với xét nghiệm nội tiết tố, bạn vẫn có thể ăn lót dạ bình thường.

  • Không uống sữa, nước ngọt và một số chất kích thích khác

Trước khi xét nghiệm, tốt nhất bạn không nên uống sữa hay nước ngọt. Bởi chúng dễ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, bạn cần tránh hút thuốc, uống cà phê. Vì lượng cafein trong cà phê sẽ làm kết quả xét nghiệm không thể hiện đúng tình trạng của cơ thể.

  • Không nên uống rượu trong vòng 24h trước khi xét nghiệm

Uống rượu trong vòng 24h trước khi xét nghiệm huyết học sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu. Vậy nên, tốt nhất bạn không nên uống rượu hay đồ uống có cồn trong vòng 24h trước khi xét nghiệm.

  • Cân nhắc về việc sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm

Bên cạnh việc nhịn ăn, không sử dụng rượu bia thì bạn còn phải chú ý đến việc sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc khi chuẩn bị xét nghiệm. Nếu lỡ uống, bạn cần nói rõ loại thuốc đó với bác sĩ.

  • Hạn chế vận động mạnh

Khi bạn hoạt động mạnh, tâm lý bất ổn cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bởi khi đó lượng glucose thường có xu hướng tăng dẫn đến một chỉ số trong kết xét nghiệm không được chính xác.

4. Nên xét nghiệm huyết học ở đâu?

Tại hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều có thể tiến hành xét nghiệm công thức máu. Tuy nhiên, với những cơ sở có thiết bị máy móc hiện đại, nhân lực chất lượng cao thì kết xét nghiệm sẽ có độ chính xác cao hơn.

Khoa Huyết học,  Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An  là một cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Hiện tại xét nghiệm công thức máu tại trung tâm xét nghiệm tiến hành trên máy đông tự động hoàn toàn Sysmex XN-9100 với nhiều tính năng ưu việt để nâng cao độ chính xác và độ tin cậy trong xét nghiệm.

🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean
☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6