Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính thường gặp do virus cúm gây nên. Cúm rất dễ lây nhiễm từ người sang người, nên việc chẩn đoán nhanh chóng, chính xác giúp cách ly người bệnh, đưa ra các phác đồ điều trì phù hợp, kịp thời là rất cần thiết.
Hiện nay trên thế giới có 3 chủng virus cúm (A, B và C), tuy nhiên phổ biến nhất tại Việt Nam là cúm A và cúm B.
– Virus cúm A (influenza type A): Virus cúm A có hệ vật chủ rộng rãi, bao gồm: các loài gia cầm hoang dại, vịt và các loại thủy cầm. Ngoài ra: con người, lợn ngựa cũng là vật chủ của cúm A.
– Virus cúm B (influenza type B):Thường chỉ phát hiện thấy ở người nhưng ít gây thành dịch như virus cúm A.
– Virus cúm C (influenza type C): Người bị nhiễm virus cúm C có thể biểu hiện các triệu chứng ở dạng nhẹ. Virus cúm C không gây thành dịch.
1. Đường lây truyền
– Đường lây truyển: virus cúm lan truyền từ người sang người theo 2 đường chính: (1) theo đường hô hấp: nước bọt và các dịch tiết của bệnh nhân trong quá trình nói, ho, khạc, hắt hơi tạo ra các giọt khí (droplet) hay khí dung (aerosol), (2) theo đường tiếp xúc: dịch tiết đường hô hấp và các chất thải khác chứa virus của bệnh nhân làm ô nhiễm bề mặt phòng bệnh hay gia đình cùng các vật dụng cá nhân, rồi từ đó qua tay của người tiếp xúc để xâm nhập vào niêm mạc mũi, miệng và mắt của người tiếp xúc.
– Ngoài ra 1 số type của cúm A còn lây từ các loài chim gia cầm sang người như cúm H5N1…Virus cúm nhân lên ở cả đường hô hấp trên và dưới. Virus nhân mạnh nhất vào khoảng 1-2 ngày đầu sau lây nhiễm và giảm xuống chậm dần từ ngày thứ 6-thứ 8.
– Thông thường thời gian ủ bệnh sẽ ngắn, thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày. Thời kỳ lây bệnh gồm người bệnh đào thải vi rút khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng .
2. Xét nghiệm cúm A, B
Xét nghiệm cúm A, B bằng test nhanh là kỹ thuật nhanh, thường được dùng tại các bệnh viện: nhằm phát hiện định tính và phân biệt kháng nguyên virus cúm A (thường bao gồm H5N1 và H1N1) và cúm B trong mẫu bệnh phẩm dịch mũi họng, dịch tỵ hầu hoặc dịch rửa mũi/tỵ hầu của người.
3. Khi nào nên làm xét nghiệm influenza?
– Bạn nên đi làm xét nghiệm influenza ngay khi: Nghi ngờ nhiễm bệnh cúm với triệu chứng sốt cao, gai rét, viêm long đường hô hấp, có thể có biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
– Người bệnh có triệu chứng sốt cao, gai rét nên đi xét nghiệm cúm.
4. Xét nghiệm cúm A, B ở đâu?
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã triển khai xét nghiệm cúm A, B để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm này hiện đang triển khai thực hiện tại khoa Vi sinh – Trung tâm Xét nghiệm.
👉👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.
☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082
⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6
🖥Website: https://bvnghean.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/bvhndknghean/
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN