Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Xét nghiệm nước tiểu và những điều cần biết

Xét nghiệm nước tiểu và những điều cần biết

1. Tổng quan

– Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng của hệ bài tiết bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nước tiểu chứa nhiều chất độc, cặn bẩn mà hệ bài tiết xử lý và đẩy ra ngoài cơ thể.

– Phương pháp xét nghiệm nước tiểu là một phân tích được thực hiện trên mẫu nước tiểu, dùng để phát hiện và quản lý một số những rối loạn, tình trạng bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận và đái tháo đường.
                                                               Xét nghiệm nước tiểu               

– Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm khá phổ biến hiện nay được, là xét nghiệm rất quan trong và rất cần thiết, đơn giản, thuận tiện bởi không xâm lấn và kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe và có thể phát hiện được rất nhiều bệnh lý. Xét nghiệm nước tiểu được các bác sĩ chỉ định khi:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể:bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nước tiểu như một phần của quá trình kiểm tra sức khỏe thông thường, kiểm tra trong thai kỳ hay để chuẩn bị trước phẫu thuật hoặc nhập viện, giúp sàng lọc một số rối loạn, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, bệnh thận và bệnh gan.
  • Chẩn đoán một tình trạng bệnh lý nào đó:bác sĩ cũng đề nghị bạn tiến hành xét nghiệm nước tiểu khi bạn thấy đau bụng, đau lưng, đi tiểu thường xuyên hoặc đau đớn khi tiểu, tiểu ra máu và các vấn đề tiết niệu khác. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân của các triệu chứng này.
  • Theo dõi tình trạng bệnh lý:nếu bạn đã được chẩn đoán mắc một số bệnh như bệnh thận hoặc bệnh đường tiết niệu, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi tình trạng và hiệu quả điều trị.
  • Sàng lọc các chất gây nghiện thông qua nước tiểu: Để kiểm tra một người có sử dụng một số loại chất kích thích như cần sa, cocain, heroin, thuốc lắc,…
  • Các xét nghiệm như thử thai và sàng lọc thuốc cũng có thể dựa vào mẫu nước tiểu, nhưng các xét nghiệm này tìm kiếm các chất không có trong phân tích nước tiểu điển hình. Ví dụ, khi thử thai, bạn cần đo được nồng độ của hormone hCG trong nước tiểu. 

    2. Quy trình lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm:

2.1. Lấy nước tiểu giữa dòng

Là phương pháp phổ biến và lấy ngay tại bệnh viện/phòng khám. Thời điểm lấy mẫu tốt nhất là buổi sáng sớmlượng nước tiểu đầu tiên trong ngày sẽ đậm đặc do đó nồng độ vi khuẩn sẽ cao hơn các thời điểm khác sau đó.

  • Vệ sinh sạch sẽ lỗ tiểu; rửa sạch tay bằng xà phòng, lau khô
  • Tháo nắp lọ đựng mẫu và đặt sang một bên. Không chạm vào bên trong nắp, vành hoặc bên trong lọ đựng.
  • Bắt đầu đi tiểu vào nhà vệ sinh, bỏ qua lượng nước tiểu lúc đầu
  • Đưa lọ đựng mẫu vào giữa dòng nước tiểu, hứng khoảng 30–60ml nước tiểu (khoảng 1/2–2/3 lọ đựng)
  • Lấy lọ đựng mẫu ra ngoài, bạn có thể tiếp tục đi tiểu hết phần còn lại trong bàng quang vào nhà vệ sinh
  • Đậy nắp, vặn chặt và đưa mẫu cho nhân viên y tế theo hướng dẫn.

2.2. Lấy mẫu nước tiểu 24 h

  • Bệnh nhân sẽ được phát bô hoặc bình nhựa có nắp, có chia vạch thể tích 3-5 ml. Có chất bảo quản để tránh quá trình lên men làm hư hại tế bào và ngăn chặn sự phát triển của tạp khuẩn.
  • Buổi sáng thức dậy (khoảng 6-7h), đi tiểu hết lượng nước tiểu đầu ngày.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục và bắt đầu lấy mẫu từ lần tiểu thứ 2. Những lần đi tiểu tiếp theo (kể cả đi tiểu lúc tắm , hoặc đại tiện…) đều phải lấy vào bô. Lắc nhẹ và đều mỗi khi cho nước tiểu vào bình/bô.
  • Đến 6-7h sáng ngày hôm sau, lấy mẫu nước tiểu cuối cùng vào bình/bô ngày hôm qua.
  • Đưa mẫu đã thu thập được, trong vòng 24h đưa đến khoa phòng, bệnh viện và làm theo hướng dẫn từ bác sĩ.

2.3. Lấy nước tiểu qua ống sonde bàng quang

Thực hiện đối với bệnh nhân nặng, không thể tự lấy nước tiểu được. Nhân viên y tế sẽ dùng ống sonde nhỏ xuyên qua niệu đạo đi vào bàng quang.

3. Kết quả xét nghiệm nước tiểu:

Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thuốc bao gồm cả thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng…. Vì vậy, trước khi lấy mẫu nước tiểu, bạn hãy thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.

4. Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu bao gồm:

  • Thực phẩm bổ sung vitamin C
  • Metronidazole
  • Riboflavin
  • Thuốc nhuận tràng nhóm anthraquinon
  • Methocarbamol
  • Nitrofurantoin

Khoa Hóa sinh – Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã triển khai và thực hiện các xét nghiệm nước tiểu thường quy trên hệ thống máy tự động hiện đại, cho kết quả chính xác, tin cậy và kịp thời.